KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ LDL-C NHỎ ĐẬM ĐẶC Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hội chứng mạch vành cấp hiện vẫn là nguyên nhân tim mạch gây tử vong hàng đầu trên thế giới. LDL-C nhỏ đậm đặc (sdLDL-C) được xem là yếu tố nguy cơ độc lập với các bệnh tim mạch. Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về nồng độ sdLDL-C trên bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp. Mục tiêu: Khảo sát nồng độ sdLDL-C ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp. Đối tượng và phương pháp: Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả, mô tả nồng độ sdLDL-C ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp nhập viện. Kết quả: Trong 75 bệnh nhân được nhận vào nghiên cứu, độ tuổi trung bình là 61,7 ± 11,3 tuổi, nam giới chiếm 70,7%. Nồng độ sdLDL-C trung bình ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp là 47,0 ± 21,0 mg/dL. Nhồi máu cơ tim cấp ST không chênh lên có nồng độ sdLDL-C cao nhất là 51,4 ± 22,3 mg/dL, ở bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên, giá trị này lần lượt là 47,1 ± 19,5 mg/dL và 43,8 ± 20,2 mg/dL, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,36. Dựa theo mức độ tổn thương mạch vành, nồng độ sdLDL-C bệnh nhân bị bệnh hai nhánh và thân chung có giá trị cao nhất với 53,7 ± 24,4 mg/dL, bệnh nhân bệnh ba nhánh mạch vành có nồng độ 45,3 ± 17,8 mg/dL, một nhánh mạch vành có nồng độ sdLDL-C là 41,6 ± 20,2 mg/dL và không sự khác biệt với p = 0,18. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy nồng độ sdLDL-C ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp là 47,0 ± 21,0 mg/dL. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ sdLDL-C giữa các thể lâm sàng của hội chứng mạch vành cấp và số nhánh mạch vành tổn thương.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
sdLDL-C, hội chứng mạch vành cấp, tổn thương mạch vành
Tài liệu tham khảo

2. Vekic J, Zeljkovic A, Cicero AFG, et al. Atherosclerosis Development and Progression: The Role of Atherogenic Small, Dense LDL. Medicina (Kaunas, Lithuania). Feb 16 2022;58(2)doi:10.3390/medicina58020299


3. Srisawasdi P, Chaloeysup S, Teerajetgul Y, et al. Estimation of plasma small dense LDL cholesterol from classic lipid measures. American journal of clinical pathology. Jul 2011;136(1):20-9. doi:10.1309/ajcplhjbgg9l3ils


4. Wu B, Yu Z, Tong T, et al. Evaluation of small dense low‐density lipoprotein concentration for predicting the risk of acute coronary syndrome in Chinese population. 2020;34(3):e23085.

5. Emadzadeh MR, Alavi MS, Soukhtanloo M, et al. Changes in small dense low-density lipoprotein levels following acute coronary syndrome. Angiology. Apr 2013;64(3):216-22. doi:10.1177/0003319712441855


6. Fukushima Y, Hirayama S, Ueno T, et al. Small dense LDL cholesterol is a robust therapeutic marker of statin treatment in patients with acute coronary syndrome and metabolic syndrome. Clinica chimica acta; international journal of clinical chemistry. Jul 15 2011;412(15-16):1423-7. doi:10.1016/j.cca.2011.04.021


7. Pradhan A, Kuka R, Vishwakarma P, et al. Lipid Profile and Small Dense Low-Density Lipoprotein in Acute Coronary Syndrome Patients: Relationships to Demographic, Clinical, Angiographic, and Therapeutic Variables. Journal of clinical medicine. Nov 20 2022;11(22) doi:10.3390/jcm11226846


8. Singh A, Puhan R, Pradhan A, Ali W, Sethi RJCR. Small dense low-density lipoprotein for risk prediction of acute coronary syndrome. 2021; 12(4):251.

9. Nishikura T, Koba S, Yokota Y, et al. Elevated small dense low-density lipoprotein cholesterol as a predictor for future cardiovascular events in patients with stable coronary artery disease. Journal of atherosclerosis and thrombosis. 2014;21(8):755-67. doi:10.5551/jat.23465


10. Katzel LI, Coon PJ, Rogus E, Krauss RM, Goldberg AP. Persistence of low HDL-C levels after weight reduction in older men with small LDL particles. Arteriosclerosis, thrombosis, and vascular biology. Mar 1995;15(3):299-305. doi:10.1161/01.atv.15.3.299

