ĐẶC ĐIỂM SIÊU CẤU TRÚC SẸO LỒI: SO SÁNH VÙNG TRUNG TÂM VÀ NGOẠI VI Ở NGƯỜI VIỆT NAM

Phan Thị Thục Trang1,, Trần Vân Anh1, Nguyễn Đoàn Tiến Linh1, Trần Ngọc Dũng2, Vũ Anh Ngự3, Lê Tài Thế3, Lê Tài Thế3
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, Học viện Quân y
2 Bệnh viện 103, Học viện Quân y
3 Viện 69, Bộ Tư lệnh Lăng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm siêu cấu trúc của sẹo lồi mô da ở người Việt Nam và so sánh sự khác biệt giữa vùng trung tâm và ngoại vi của sẹo. Đối tượng và phương pháp: Tiến hành nghiên cứu 12 mẫu sẹo lồi mô da từ 06 bệnh nhân được chẩn đoán sẹo lồi dựa theo tiêu chuẩn JSS 2015 và điều trị phẫu thuật sẹo lồi tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 2-10/2023. Mẫu được phân tích dưới kính hiển vi điện tử truyền qua JEOL JEM 1400 theo quy trình ISO 9001:2015. Kết quả: Sẹo lồi mô da người Việt Nam duy trì cấu trúc cơ bản của da nhưng có các thay đổi đặc trưng: thượng bì: tế bào sắp xếp không đều, desmosome ngắn hơn (233±7,2nm ở trung tâm so với 286±6,5nm ở ngoại vi, p<0,05); màng đáy: giảm mật độ hemidesmosome, nhú chân bì không đều; chân bì: tăng sinh nguyên bào sợi và collagen với cấu trúc bất thường. Các biến đổi này rõ rệt hơn ở vùng trung tâm sẹo. Kết luận: Sẹo lồi có những thay đổi đặc trưng về siêu cấu trúc, đặc biệt ở vùng trung tâm. Các phát hiện này góp phần làm rõ cơ chế bệnh sinh và định hướng điều trị sẹo lồi ở người Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thế Trung. Bỏng: những kiến thức chuyên ngành. Nhà xuất bản Y học; 2003.
2. Matsumoto NM, Peng W, Aoki M, et al. Histological analysis of hyalinised keloidal collagen formation in earlobe keloids over time: collagen hyalinisation starts in the perivascular area. Int Wound J. 2017;14(6):1088-1093. doi:10.1111/ iwj.12763
3. Wen P, Wang T, Zhou Y, Yu Y, Wu C. A retrospective study of hypofractionated radiotherapy for keloids in 100 cases. Sci Rep. 2021;11(1): 3598. doi:10.1038/s41598-021-83255-4
4. Akaishi S, Koike S, Dohi T, Kobe K, Hyakusoku H, Ogawa R. Nd:YAG Laser Treatment of Keloids and Hypertrophic Scars. 12.
5. Dumančić E, Vojta L, Fulgosi H. Beginners guide to sample preparation techniques for transmission electron microscopy. Period Biol. 2023;125(1-2):123-131. doi:10.18054/pb.v125i1-2.25293
6. Hellström M, Hellström S, Engström-Laurent A, Bertheim U. The structure of the basement membrane zone differs between keloids, hypertrophic scars and normal skin: A possible background to an impaired function. J Plast Reconstr Aesthet Surg. 2014;67(11):1564-1572. doi:10.1016/j.bjps.2014.06.014
7. Hino H, Kobayasi T, Asboe-Hansen G. Size of desmosomes and hemidesmosomes in normal human epidermis. Acta Derm Venereol. 1981;61(4):279-284.
8. Nangole FW, Agak GW. Keloid pathophysiology: fibroblast or inflammatory disorders? JPRAS Open. 2019;22:44-54. doi:10.1016/j.jpra.2019.09.004