KHẢO SÁT KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA SỢI HUYẾT GIÀU TIỂU CẦU CẢI TIẾN ĐỐI VỚI STAPHYLOCOCCUS AUREUS
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát khả năng kháng khuẩn của sợi huyết giàu tiểu cầu cải tiến (A-PRF+) trên vi khuẩn Staphylococcus aureus dòng nhạy methicillin (MSSA) và kháng methicillin (MRSA) thông qua thí nghiệm khuếch tán đĩa thạch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu in vitro được thực hiện trên 15 mẫu A-PRF+ của các tình nguyện viên nam thoả yêu cầu. Chủng vi khuẩn định tính Culti-loops S. aureus sử dụng trong nghiên cứu là ATCC33591 (MRSA) và ATCC6538 (MSSA). Vi khuẩn được hoạt hoá theo quy trình do nhà sản xuất hướng dẫn. Sau đó, vi khuẩn được pha loãng trong dung dịch phosphate-buffered saline ở nồng độ 0,5 McFarland để thực hiện thí nghiệm. Tình nguyện viên được lấy máu với ống A-PRF+ bằng thuỷ tinh. Sau đó, các ống được đem quay ly tâm theo quy trình tạo A-PRF+ của Choukroun và Gnanaati (2018). Thí nghiệm được thực hiện trên đĩa thạch, nhóm chứng dương là đĩa giấy tẩm amoxicillin 0,01 mg/mL, nhóm chứng âm là đĩa giấy tẩm nước muối sinh lý. Vòng vô khuẩn được quan sát và ghi nhận hình ảnh ở 24 giờ sau khi ủ đĩa thạch trong điều kiện thích hợp. Kết quả: Khảo sát khả năng kháng khuẩn đối với MSSA, diện tích vùng vô khuẩn của nhóm A-PRF+ nhỏ hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng dương (19,38 ± 23,62 so với 177,34 ± 23,50; p < 0,001). Khi khảo sát khả năng kháng khuẩn đối với MRSA, diện tích vùng vô khuẩn của nhóm A-PRF+ cũng nhỏ hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng dương (15,32 ± 17,70 so với 186,88 ± 65,90; p < 0,001). Không ghi nhận được hình ảnh vùng vô khuẩn ở nhóm chứng âm. Kết luận: Trong điều kiện nghiên cứu in vitro cho thấy A-PRF+ có khả năng kháng khuẩn yếu đối với cả hai chủng MSSA và MRSA. Khả năng kháng khuẩn này yếu hơn so với amoxicillin.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
sợi huyết giàu tiểu cầu cải tiến, Staphylococcus aureus, kháng khuẩn, MSSA, MRSA
Tài liệu tham khảo


2. Donkor ES, Kotey FC. Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus in the Oral Cavity: Implications for Antibiotic Prophylaxis and Surveillance. Infect Dis (Auckl). 2020;13: 1178633720976581. doi:10.1177/ 1178633720976581


3. Xiang X, Shi P, Zhang P, Shen J, Kang J. Impact of platelet-rich fibrin on mandibular third molar surgery recovery: a systematic review and meta-analysis. BMC Oral Health. Jul 25 2019;19(1):163. doi:10.1186/s12903-019-0824-3


4. Balouiri M, Sadiki M, Ibnsouda SK. Methods for in vitro evaluating antimicrobial activity: A review. Journal of Pharmaceutical Analysis. 2016/04/01/ 2016;6(2):71-79. doi: 10.1016/ j.jpha.2015.11.005


5. Polak D, Clemer-Shamai N, Shapira L. Incorporating antibiotics into platelet-rich fibrin: A novel antibiotics slow-release biological device. J Clin Periodontol. Feb 2019;46(2):241-247. doi:10.1111/jcpe.13063


6. Feng M, Wang Y, Zhang P, et al. Antibacterial effects of platelet-rich fibrin produced by horizontal centrifugation. International Journal of Oral Science. 2020/11/26 2020;12(1):32. doi:10. 1038/s41368-020-00099-w


7. Bielecki TM, Gazdzik TS, Arendt J, Szczepanski T, Król W, Wielkoszynski T. Antibacterial effect of autologous platelet gel enriched with growth factors and other active substances: an in vitro study. J Bone Joint Surg Br. Mar 2007;89(3):417-20. doi:10.1302/0301-620x.89b3.18491


8. Pham TAV, Tran TTP. Antimicrobial effect against Aggregatibacter actinomycetemcomitans of advanced and injectable platelet-rich fibrin from patients with periodontal diseases versus periodontally healthy subjects. J Oral Biol Craniofac Res. Mar-Apr 2023;13(2):332-336. doi:10.1016/j.jobcr.2023.02.011

