MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI HỘI CHỨNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG Ở NGƯỜI BỆNH PARKINSON

Trần Viết Lực1,2,, Nguyễn Thị Thu Hương1,2, Nguyễn Quốc Đạt1, Nguyễn Trung Anh1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố liên quan với hội chứng dễ bị tổn thương (HCDBTT) ở người bệnh Parkinson. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 145 người bệnh Parkinson tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn theo mẫu bệnh án thống nhất, HCDBTT được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Fried, bao gồm năm tiêu chí. Kết quả: 34,5% người bệnh Parkinson có HCDBTT; 43,4% người bệnh có tiền HCDBTT. Tỉ lệ HCDBTT cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm người bệnh Parkinson có tuổi cao, giới nữ, trình độ học vấn thấp hơn, người bệnh không có bạn đời (chưa kết hôn hoặc đã ly hôn hoặc góa vợ/chồng) và giai đoạn bệnh Parkinson theo Hoehn và Yarh cao hơn (p< 0,05). Chỉ số đồng bệnh lý Charlson, số năm mắc bệnh Parkinson và liều L-dopa trung bình ở người bệnh có HCDBTT/tiền HCDBTT cao hơn có ý nghĩa thống kê so với người không có HCDBTT. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy tuổi cao (OR=1,094), giới nữ (OR=4,419), thời gian mắc bệnh Parkinson (OR=1,177), chỉ số đồng bệnh lý Charlson (OR=2,266) và mức độ nặng của bệnh Parkinson theo giai đoạn Hoehn và Yarh (OR=4,923) có mối liên quan độc lập với gia tăng nguy cơ mắc HCDBTT ở người bệnh Parkinson. Kết luận: tuổi, giới nữ, thời gian mắc bệnh Parkinson, chỉ số đồng bệnh lý Charlson và giai đoạn bệnh Parkinson có mối liên quan độc lập với gia tăng nguy cơ mắc HCDBTT ở người bệnh Parkinson.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Pringsheim T, Jette N, Frolkis A, Steeves TDL. The prevalence of Parkinson's disease: A systematic review and meta-analysis. Movement Disorders. 2014/11/01 2014;29(13):1583-1590.
2. Muangpaisan W, Mathews A, Hori H, Seidel D. A systematic review of the worldwide prevalence and incidence of Parkinson’s disease. Journal of the Medical Association of Thailand. 2011;94(6):749.
3. Macleod AD, Taylor KSM, Counsell CE. Mortality in Parkinson's disease: A systematic review and meta-analysis. Movement Disorders. 2014/11/01 2014;29(13):1615-1622.
4. Fried LP, Tangen CM, Walston J, et al. Frailty in older adults: evidence for a phenotype. The journals of gerontology. Series A, Biological sciences and medical sciences. Mar 2001;56(3): M146-156.
5. Roland KP, Jakobi JM, Jones GR, Powell C. Quality of life as a determinant of frailty phenotype in community-dwelling persons with Parkinson's disease. J Am Geriatr Soc. Mar 2012;60(3):590-592.
6. Smith N, Brennan L, Gaunt DM, Ben-Shlomo Y, Henderson E. Frailty in Parkinson's Disease: A Systematic Review. Journal of Parkinson's disease. 2019;9(3):517-524.
7. Lin W-C, Huang Y-C, Leong C-P, et al. Associations Between Cognitive Functions and Physical Frailty in Patients With Parkinson's Disease. Front Aging Neurosci. 2019;11:283-283.
8. Abraham DS, Pham Nguyen TP, Willis AW. Claims-Based Frailty and Outcomes: Applying an Aging Measure to Older Adults with Parkinson's Disease. Movement Disorders. 2021/08/01 2021;36(8):1871-1878.
9. Smith N, Gaunt DM, Whone A, Ben-Shlomo Y, Henderson EJ. The Association Between Frailty and Parkinson's Disease in the ReSPOnD Trial. Can Geriatr J. 2021;24(1):22-25.
10. Peball M, Mahlknecht P, Werkmann M, et al. Prevalence and Associated Factors of Sarcopenia and Frailty in Parkinson's Disease: A Cross-Sectional Study. Gerontology. 2019;65(3):216-228.