KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA HUYẾT TƯƠNG ĐỤC ĐẾN KẾT QUẢ MỘT SỐ XÉT NGHIỆM HÓA SINH LÂM SÀNG THƯỜNG QUY
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Huyết tương đục là một trong những yếu tố ảnh hưởng tiền phân tích hay gặp nhất và gây sai số đáng kể cho xét nghiệm hóa sinh lâm sàng. Các mức độ tăng triglycerid gây đục huyết tương có thể có những ảnh hưởng khác nhau đến từng xét nghiệm cụ thể. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ thay đổi kết quả một số xét nghiệm hóa sinh lâm sàng thường quy do các mức độ tăng triglycerid gây đục huyết tương khác nhau. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 135 mẫu huyết tương chống đông lithium-heparin dư thừa tại phòng xét nghiệm. Lựa chọn các mẫu không đục, triglycerid < 1,7 mmol/L, và có kết quả ALT, AST, amylase, lipase, glucose, urê, creatinin, albumin, protein và điện giải ở các mức nồng độ khác nhau. Mỗi mẫu được chia ra các phần L0 không gây đục, và L1, L2, L3, L4 được gây đục invitro với các mức độ tăng triglycerid tương ứng: tăng nhẹ (1,7 – 2,3 mmol/L), tăng vừa (2,3 – 11,2 mmol/L), tăng nặng (11,2 – 22,4 mmol/L) và tăng rất nặng (> 22,4 mmol/L). Tiến hành xét nghiệm các phần mẫu này trên hệ thống phân tích hóa sinh tự động, và tính giá trị T là giá trị tuyệt đối của tỷ lệ phần trăm thay đổi của kết quả xét nghiệm giữa các phần được gây đục invitro (L1, L2, L3, và L4) với phần không gây đục (L0), và so sánh giá trị này với tổng sai số chấp nhận được của xét nghiệm (TEa). Kết quả và kết luận: Đục huyết tương do tăng triglycerid gây ảnh hưởng đến xét nghiệm hóa sinh. Ảnh hưởng này tăng lên khi mức độ đục tăng, nhưng không vượt ngưỡng tổng sai số chấp nhận được đối với amylase, lipase, glucose, urê, creatinin, albumin, protein và kali ở tất cả nồng độ chất phân tích, trừ glucose < 2,2 mmol/L. Sai số do ảnh hưởng gây ra lớn hơn tổng sai số chấp nhận được đối với ALT và AST ở mức độ tăng triglycerid từ nặng trở lên, và đối với natri và clo ở mức độ tăng triglycerid từ vừa trở lên.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
huyết tương đục, tăng tryglycerid, xét nghiệm hóa sinh lâm sàng
Tài liệu tham khảo

2. C. J. Farrell and A. C. Carter, "Serum indices: managing assay interference," Ann Clin Biochem, vol. 53, no. Pt 5, pp. 527-38, 2016.

3. M. R. Glick, K. W. Ryder and S. A. Jackson, "Graphical comparisons of interferences in clinical chemistry instrumentation," Clin Chem USA, vol. 32, no. 3, pp. 470-5, 1986.

4. O. Sonntag and A. Scholer, "Drug interference in clinical chemistry: recommendation of drugs and their concentrations to be used in drug interference studies," Ann Clin Biochem, vol. 38, no. Pt 4, pp. 376-85, 2001.

5. Saracevic, N. Nikolac and A. M. Simundic, "The evaluation and comparison of consecutive high speed centrifugation and LipoClear(R) reagent for lipemia removal," Clin Biochem, vol. 47, no. 4-5, pp. 309-14, 2014.

6. M. Grunbaum, B. M. Gilfix and R. S. Hoffman, "Review of the effect of intravenous lipid emulsion on laboratory analyses," Clin Toxicol (Phila), vol. 54, no. 2, pp. 92-102, 2016.

7. Westgard, "westgard.com," Westgard QC, 2014. [Online]. Available: https://westgard.com/ clia-a-quality/quality-requirements/biodatabase1. html. [Accessed 01 12 2024].

8. N. Nikolac, A. M. Simundic and M. Miksa, "Heterogeneity of manufacturers' declarations for lipemia interference - an urgent call for standardization," Clin Chim Acta, vol. 426, pp. 33-40, 2013.
