TẦM SOÁT BAN ĐẦU BỆNH TĂNG CHOLESTEROL MÁU GIA ĐÌNH BẰNG THANG ĐIỂM DLCN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP SỚM

Hoàng Văn Sỹ1,2,, Nguyễn Minh Kha1,2
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Bệnh lý tăng cholesterol máu gia đình (Familial hypercholesterolemia, FH) là một rối loạn di truyền gen trội, gây bệnh động mạch xơ vữa sớm, trong đó bệnh động mạch vành. Tại Việt Nam, dữ liệu về tần suất lưu hành của bệnh FH trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp vẫn còn hạn chế. Mục tiêu: Xác định ban đầu tần suất lưu hành của bệnh FH ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp nhập viện bằng thang điểm Dutch Lipid Clinic Network (DLCN) lâm sàng. Đối tượng: Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp sớm (nam < 55 tuổi, nữ < 60 tuổi) được nhập viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 10/2023 đến tháng 6/2024. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Kết quả: Nghiên cứu thu thập được 218 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn nhận vào, độ tuổi trung bình là 46,9 ± 6,1 tuổi, giới nam chiếm ưu thế và thể nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên chiếm 66,5%. Dựa theo thang điểm DLCN lâm sàng, bệnh nhân thuộc nhóm FH chiếm 12,4% (chắc chắn bị FH 3,2%, nhiều khả nặng bị FH 9,2%), nhóm có thể là 28,9% và nhóm không bị FH 58,7%. Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp sớm kèm bị FH ghi nhận tiền căn gia đình mắc bệnh động mạch vành sớm nhiều hơn, nồng độ cholesterol máu toàn phần, nồng độ LDL-C máu cao hơn với p < 0,005 so với nhóm không bị FH. Thang điểm Gensini ở nhóm bị FH là 101,0 (63,2 – 114,2), nhóm có thể là và nhóm không bị FH là và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tăng cholesterol máu gia đình dựa trên thang điểm DLCN lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp sớm là cao. Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp sớm kèm bệnh lý này có nồng độ LDL-C cao hơn và mức độ tổn thương động mạch vành nhiều hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Beheshti SO, Madsen CM, Varbo A, Nordestgaard BG. Worldwide Prevalence of Familial Hypercholesterolemia: Meta-Analyses of 11 Million Subjects. Journal of the American College of Cardiology. May 26 2020;75(20):2553-2566. doi:10.1016/j.jacc.2020.03.057
2. Nordestgaard BG, Chapman MJ, Humphries SE, et al. Familial hypercholesterolaemia is underdiagnosed and undertreated in the general population: guidance for clinicians to prevent coronary heart disease: consensus statement of the European Atherosclerosis Society. European heart journal. Dec 2013;34(45):3478-90a. doi:10.1093/eurheartj/eht273
3. Civeira F. Guidelines for the diagnosis and management of heterozygous familial hypercholesterolemia. Atherosclerosis. Mar 2004;173(1):55-68. doi:10.1016/j.atherosclerosis. 2003.11.010
4. Jackson CL, Zordok M, Kullo IJ. Familial hypercholesterolemia in Southeast and East Asia. American journal of preventive cardiology. Jun 2021;6:100157. doi:10.1016/j.ajpc.2021.100157
5. Thygesen K, Alpert JS, Jaffe AS, et al. Fourth Universal Definition of Myocardial Infarction (2018). Journal of the American College of Cardiology. Oct 30 2018;72(18):2231-2264. doi: 10.1016/j.jacc.2018.08.1038
6. Nazli SA, Chua YA, Mohd Kasim NA, et al. Familial hypercholesterolaemia and coronary risk factors among patients with angiogram-proven premature coronary artery disease in an Asian cohort. PloS one. 2022;17(9):e0273896. doi:10. 1371/journal.pone.0273896
7. Hương TT. Tình trạng tăng Cholesterol máu gia đình có bệnh mạch vành sớm tại Việt Nam: Kết quả từ chiến lược sàng lọc chọn lọc. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 11/01 2021;143(7):167-176. doi:10.52852/tcncyh.v143i7.270
8. Sawhney JPS, Prasad SR, Sharma M, et al. Prevalence of familial hypercholesterolemia in premature coronary artery disease patients admitted to a tertiary care hospital in North India. Indian heart journal. Mar-Apr 2019;71(2):118-122. doi:10.1016/j.ihj.2018.12.004
9. Cui Y, Li S, Zhang F, et al. Prevalence of familial hypercholesterolemia in patients with premature myocardial infarction. Clinical cardiology. Mar 2019;42(3): 385-390. doi:10. 1002/clc.23154
10. Farnier M, Salignon-Vernay C, Yao H, et al. Prevalence, risk factor burden, and severity of coronary artery disease in patients with heterozygous familial hypercholesterolemia hospitalized for an acute myocardial infarction: Data from the French RICO survey. Journal of clinical lipidology. Jul-Aug 2019;13(4):601-607. doi:10.1016/j.jacl.2019.06.005