TÌNH TRẠNG NHIỄM HUMAN PAPILLOMAVIRUS TRÊN MẪU MÔ CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tình trạng nhiễm HPV trên mẫu mô UTP bằng phương pháp giải trình tự Sanger và bước đầu đánh giá mối liên quan giữa nhiễm HPV và tỷ lệ sống còn của bệnh nhân ung thư phổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu trên 100 mẫu bệnh phẩm sinh thiết phổi của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ nguyên phát giai đoạn 2018 – 2019, lưu trữ tại Bệnh viện Bạch Mai, tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu Gen – Protein (Trường Đại học Y Hà Nội). Kết quả: Nam giới chiếm 81%, nữ giới 19%. Đa số ≥ 60 tuổi, tuổi trung bình 60,57 ± 8,36. Tỷ lệ đột biến gen EGFR là 33%. Phần lớn ở giai đoạn III-IV (93%), hút thuốc 77%, và 98% ung thư biểu mô tuyến. DNA sau tách chiết có độ tinh sạch đảm bảo cho PCR và giải trình tự gen. Phát hiện 9 mẫu bệnh phẩm dương tính bằng bằng khuếch đại với cặp mồi đặc hiệu trong phản ứng PCR và điện di trên gel agarose 2%. Sau giải trình tự gen có 6 mẫu cho kết quả phù hợp với gen L1, cho ra HPV type 44. Nhiễm HPV liên quan đến thời gian sống trung bình và tỷ lệ sống sót thấp hơn, nhưng không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm HPV trên 100 mẫu ung thư phổi không tế bào nhỏ là 6%. Nhiễm HPV liên quan đến thời gian sống trung bình và tỷ lệ sống sót thấp hơn, nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo

Hạn chế của nghiên cứu bao gồm số lượng mẫu hạn chế, tỷ lệ bệnh nhân dương tính với HPV thấp, và ảnh hưởng của quá trình xử lý mẫu bệnh phẩm đến chất lượng DNA. Tuy nhiên, nghiên cứu được thực hiện nghiêm túc, tuân thủ khoa học và đạo đức, đóng góp thông tin quan trọng cho các nghiên cứu về mối liên hệ giữa HPV và ung thư phổi trong tương lai.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Linh Hoa và cộng sự. Khảo sát nhiễm HPV-16/-18 và mối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư phổi. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;519:25-30.

2. Dang ATH, Tran VU, Tran TT, et al. Actionable Mutation Profiles of Non-Small Cell Lung Cancer patients from Vietnamese population. Scientific Reports. 2020;10:2707.

3. Karnosky J, Dietmaier W, Knuettel H, et al. HPV and lung cancer: A systematic review and meta-analysis. Cancer Reports. 2021;4(4):e1350.

4. Li M, Deng F, Qian LT, et al. Association between human papillomavirus and EGFR mutations in advanced lung adenocarcinoma. Oncology Letters. 2016;12(3):1953.

5. Osorio JC, Candia-Escobar F, Corvalán AH, Calaf GM, Aguayo F. High-Risk Human Papillomavirus Infection in Lung Cancer: Mechanisms and Perspectives. Biology. 2022; 11(12):1691.

6. Wang JL, Fang CL, Wang M, et al. Human papillomavirus infections as a marker to predict overall survival in lung adenocarcinoma. Int J Cancer. 2014;134(1):65-71.

7. Zhou Z, Wu X, Zhan R, et al. Exosomal epidermal growth factor receptor is involved in HPV-16 E7-induced epithelial-mesenchymal transition of non-small cell lung cancer cells: A driver of signaling in vivo. Cancer Biol Ther. 2022;23(1):1-13.
