ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TRẠNG THÁI CAI RƯỢU Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

Nguyễn Hồng Bảo Ngọc Bùi 1,, Thy Cầm Vũ 1, Kim Việt Nguyễn 2
1 Viện Sức khỏe Tâm thần- Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Các bệnh nhân được điều trị trạng thái cai rượu có thể xuất hiện một số biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng như sảng run, co giật, mê sảng với co giật... Ở Việt nam, các nghiên cứu về tiên lượng của trạng thái cai rượu còn hạn chế. Mục tiêu nghiên cứu: mô tả đặc điểm lâm sàng và phân tích yếu tố tiên lượng trạng thái cai rượu trên bệnh nhân điều trị nội trú. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang 71 bệnh nhân được chẩn đoán trạng thái cai rượu theo tiêu chuẩn ICD 10 điều trị nội trú tại Bệnh viện Bạch mai từ tháng 08/2020 đến tháng 06/2021. Kết quả: 100% bệnh nhân là nam giới, triệu chứng run chiếm 98,6%, vã mồ hôi 97,2%, mất ngủ 98,6%, tăng huyết áp và mạch nhanh 70,4%; tiền sử sảng rượu làm tăng nguy cơ sảng có ý nghĩa thống kê (p<0,001); giảm kali máu tăng nguy cơ sảng (OR:0,4; CI95% 0,1-0,9; p=0,04); MMSE dưới 24 điểm tăng nguy cơ sảng (OR: 3,2; CI95% 1,2-8,4;p=0,02); Ciwa-Ar mức độ nặng tăng nguy cơ sảng (OR: 9,6; CI95% 1,95-46,8;p=0,002); Tiền sử có co giật tăng nguy cơ co giật (OR:13,8; CI95%1,3-143,8; p=0,03); hạ kali máu tăng nguy cơ co giật (OR: 0,2; CI95% 0,1-0,7;p=0,008). Kết luận: biểu hiện trạng thái cai chủ yếu là các triệu chứng cơ thể, đa dạng và nguy cơ biến chứng nặng là sảng và co giật. Yếu tố dự báo sảng và co giật có ý nghĩa trong thực hành lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO (2014). Global status report on alcohol and health, 2014, Geneva.
2. Nông Thế Đoàn (2018), Đánh giá hiệu quả lâm sàng phác đồ điều trị phối hợp Diazepam và Phenobarbital trong điều trị hội chứng cai rượu, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học y Hà Nội.
3. Hoàng Văn Trọng (2004). Đặc điểm các hình thái lâm sàng loạn thần do rượu tại viện Sức khỏe Tâm thần, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học y Hà Nội.
4. Phạm Thế Văn (2019), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và tiến triển của hội chứng cai rượu ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện sức khỏe tâm thần”, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học y Hà Nội.
5. Rafael Monte et al (2009), “ Risk factors for delirium tremens in patients with alcohol withdrawal syndrome in a hospital setting”, abstracts from 8th congress of European Federation of internal medicine/ European journal of internal medicine 20S, S1 – S283.
6. Eyer Florian, et al (2011). Risk assessment of moderate to severe alcohol withdrawal – predictors for seizure and delirium tremens in the course of withdrawal. Alcohol and Alcoholism, vol. 46, No. 4, pp. 427 - 433
7. Sukanto Sarkar et al (2017), risk factor for the development of delirium in alcohol dependence syndrome: clinical and neurobiological implication, Indian journal of psychiatry, vol 59, issue 3, 300-305.
8. Berggren U, Fahlke C, Berglund K.J et al. (2009). Thrombocytopenia in Early Alcohol Withdrawal is Associated with Development of Delirium Tremens or Seizures. Alcohol and Alcoholism, 44(4), 382–386.