KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MÔ BỆNH HỌC TRONG BỆNH LÝ TÂN SẢN TẾ BÀO VẢY BỀ MẶT NHÃN CẦU

Hồ Công Thủy Thanh1,, Vũ Thị Việt Thu2, Trần Kế Tố3, Nguyễn Thị Diễm Châu2
1 Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á
2 Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh
3 Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm bệnh tân sản tế bào vảy bề mặt nhãn cầu và mối liên quan giữa lâm sàng và mô bệnh học. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu, từ 01/2018 - 12/2022 trên 180 bệnh nhân tân sản tế bào vảy bề mặt nhãn cầu được chẩn đoán xác định tại Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: 180 bệnh nhân bao gồm 115 (63,9%) nam với độ tuổi trung bình là 52,5 ± 14,9 được đưa vào nghiên cứu. Tỉ lệ người lao động ngoài trời chiếm 55%. Mắt phải gặp ở 97 (54,4%) bệnh nhân, không ghi nhận ở hai mắt. Vị trí vùng rìa kết giác mạc gặp 119 (66,11%) trường hợp. Tỉ lệ mô bệnh học ghi nhận lần lượt CIN I 8,3%; CIN II 68,3%; CIN III 6,7% và CSC là 16,7%. Kích thước trung bình u là 5,2 ± 1,9 mm. Tổn thương dạng nhú chiếm tỉ lệ 51,7%, dạng thạch là 36,6%, dạng bạch sản là 11,7%. Trong chẩn đoán nguy cơ ác tính: nhóm > 60 tuổi cao hơn so với nhóm 18 – 40 tuổi gấp 6,1 lần. Dạng bạch sản cao gấp 3,8 lần. Vị trí rìa kết giác mạc nguy cơ ác tính cao gấp 3 lần vị trí khác. Kích thước u từ 5 - 10mm có nguy cơ cao hơn nhóm u <5mm gấp 3 lần, u >10 mm cao hơn nhóm u <5mm gấp 6,7 lần. U kèm tân mạch nguy cơ ác tính cao hơn gấp 4 lần. Tiên lượng tái phát: tổn thương dạng u nhú nguy cơ cao hơn vị trí khác 6,8 lần, u > 5mm có nguy cơ cao hơn 3,1 lần. Kết luận: Có thể dựa vào đặc điểm lâm sàng giúp chẩn đoán sớm nguy cơ ác tính và tiên lượng tái phát trên bệnh nhân tân sản tế bào vảy bề mặt nhãn cầu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chauhan S, Sen S, Sharma A, et al. American Joint Committee on Cancer Staging and clinicopathological high-risk predictors of ocular surface squamous neoplasia: a study from a tertiary eye center in India. Arch Pathol Lab Med. 2014;138(11):1488-1494. doi:10.5858/arpa.2013-0353-OA
2. McKelvie PA. Squamous cell carcinoma of the conjunctiva: a series of 26 cases. Br J Ophthalmol. 2002;86(2): 168-173. doi:10.1136/ bjo.86.2.168
3. Gichuhi S, Sagoo MS, Weiss HA, Burton MJ. Epidemiology of ocular surface squamous neoplasia in Africa. Trop Med Int Health. 2013;18(12):1424-1443. doi:10.1111/tmi.12203
4. Shrestha E, Banstola L, Maharjan IM, et al. Assessing Profile and Treatment Outcome in Patients of Ocular Surface Squamous Neoplasia (OSSN). Nepal J Ophthalmol. 2019;11(2):181-188. doi:10.3126/nepjoph.v11i2.27825
5. Tiong T, Borooah S, Msosa J, et al. Clinicopathological review of ocular surface squamous neoplasia in Malawi. Br J Ophthalmol. 2013;97(8): 961-964. doi:10.1136/bjophthalmol-2012-302533
6. Galor A, Karp CL, Oellers P, et al. Predictors of Ocular Surface Squamous Neoplasia Recurrence after Excisional Surgery. Ophthalmology. 2012; 119(10): 1974-1981. doi:10.1016/j.ophtha. 2012.04.022
7. Scott IU, Karp CL, Nuovo GJ. Human papillomavirus 16 and 18 expression in conjunctival intraepithelial neoplasia. Ophthalmology. 2002;109(3):542-547. doi:10. 1016/S0161-6420(01)00991-5
8. Yousef YA, Finger PT. Predictive Value of the Seventh Edition American Joint Committee on Cancer Staging System for Conjunctival Melanoma. Arch Ophthalmol. 2012;130(5). doi:10.1001/archophthalmol.2011.2566
9. Yousef YA, Finger PT. Squamous Carcinoma and Dysplasia of the Conjunctiva and Cornea. Ophthalmology. 2012;119(2):233-240. doi:10. 1016/j.ophtha.2011.08.005