KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG TINH THẦN TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT CẮT THANH QUẢN TRÊN NGƯỜI BỆNH UNG THƯ THANH QUẢN BẰNG THANG ĐÁNH GIÁ LO ÂU – TRẦM CẢM – STRESS (DASS 21)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ căng thẳng, trầm cảm, lo âu trước và sau phẫu thuật cắt thanh quản. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện với tất cả người bệnh phẫu thuật cắt thanh quản bán phần và toàn phần. Dữ liệu bao gồm các thông tin từ hồ sơ bệnh án và thang đo đánh giá lo âu – căng thẳng - trầm cảm (DASS 21) phiên bản tiếng Việt để khảo sát mức độ lo âu, căng thẳng, trầm cảm trước và sau phẫu thuật. Dữ liệu được phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS 26.0. Kết quả: Có 68 người bệnh thoả điều kiện chọn mẫu, trong đó phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần chiếm 64.7%, phẫu thuật cắt thanh quản bán phần chiếm 35.3%. Trước phẫu thuật, hầu hết người tham gia khảo sát có trạng thái bình thường với cả 3 chỉ số, ngoại trừ một tỷ lệ nhỏ xuất hiện lo âu ở mức nhẹ và vừa chiếm 1,47% ở cả hai mức độ. Sau phẫu thuật, phần lớn duy trì tình trạng căng thẳng ở mức bình thường (97.06%), chỉ một tỷ lệ nhỏ ở mức nhẹ (2,94%).Tỷ lệ lo âu mức bình thường 80.88%, với sự xuất hiện của các mức độ nhẹ (11.76%), vừa (4.41%), và nặng (2.94%). Tỷ lệ trầm cảm duy trì chủ yếu ở mức bình thường (91.18%), chỉ xuất hiện một tỷ lệ nhỏ ở mức nhẹ (7.35%) và vừa (1.47%). Điểm lo âu trung bình trước khi điều trị, được đo bằng thang điểm DASS-A, là 2,63 (SD = 2,21). Sau khi điều trị, điểm lo âu trung bình tăng lên 5,24 (SD = 3,23). Sự tăng mức độ lo âu này có ý nghĩa thống kê, với giá trị p là 0,00. Mức độ trầm cảm, được đo bằng thang DASS-D, cũng cho thấy sự tăng sau khi điều trị. Điểm trầm cảm trung bình trước khi điều trị là 2,06 (SD = 2,32), tăng lên 4,88 (SD = 3,54) sau khi điều trị. Sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê, với giá trị p là 0,00. Điểm căng thăng được đo bằng thang đo DASS -S, trung bình trước khi điều trị là 3,49 (SD = 3,01), nặng lên 7,24 (SD = 3,97) sau khi điều trị. Giá trị p là 0,00 cho thấy có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Lo âu, căng thẳng, trầm cảm là một trong những tác động tiêu cực đến quá trình hồi phục của người bệnh. Điều rất quan trọng là người bệnh nên biết ý nghĩa của phẫu thuật toàn bộ và người bệnh có chất lượng cuộc sống kém hơn sau khi cắt bỏ thanh quản toàn bộ. Rối loạn cảm xúc và đặc biệt là trầm cảm là một rối loạn tâm lý cần phải can thiệp kịp thời vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tuân thủ điều trị và làm cho người bệnh phục hồi chậm hơn, và tăng chi phí điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư thanh quản, lo âu, căng thẳng, trầm cảm
Tài liệu tham khảo


2. Tran TD, Tran T, Fisher J. Validation of the depression anxiety stress scales (DASS) 21 as a screening instrument for depression and anxiety in a rural community-based cohort of northern Vietnamese women. BMC psychiatry. 2013;13(1):1-7.

3. Barber B, Dergousoff J, Slater L, et al. Depression and survival in patients with head and neck cancer: a systematic review. JAMA Otolaryngology–Head & Neck Surgery. 2016;142(3):284-288.

4. Murphy BA, Ridner S, Wells N, Dietrich M. Quality of life research in head and neck cancer: a review of the current state of the science. Critical reviews in oncology/hematology. 2007;62(3):251-267
