KẾT CỤC CÁC TRƯỜNG HỢP HPV NGUY CƠ CAO DƯƠNG TÍNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP TỰ LẤY MẪU Ở PHỤ NỮ: MỘT NGHIÊN CỨU CẮT NGANG TRÊN CỘNG ĐỒNG TẠI TP. HCM 2024

Phạm Hồ Thúy Ái1, Hà Hiếu Thảo1, Nguyễn Quốc Đạt2, Nguyễn Thị Cẩm Nhung3, Trần Văn Đủ2, Lê Quang Thanh1, Võ Minh Tuấn2,
1 Bệnh viện Từ Dũ
2 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
3 Trường Đại học Khoa học Sức khoẻ - Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tổ chức Y tế thế giới (WHO 2022) đã khuyến cáo xét nghiệm HPV như chỉ định đầu tay để sàng lọc ung thư cổ tử cung cho phụ nữ trên toàn thế giới. Việc xác định được tỉ lệ bất thường tế bào và giải phẫu bệnh ở những bệnh nhân tầm soát bằng HPV tự lấy mẫu dương tính sẽ giúp đánh giá hiệu quả của phương pháp tầm soát. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ bất thường tế bào, giải phẫu bệnh trên phụ nữ Dương tính với chủng HPV nguy cơ cao. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả lọat ca 48 phụ nữ dương tính với HPV nguy cơ cao trong số  775 phụ nữ tự lấy mẫu xét nghiệm, tuyển chọn đối tượng theo phương pháp sác suất theo tỉ lệ dân số (PPS) trên cộng đồng từ tháng 01/2024 đến tháng 12/2024. Kết quả: Tỉ lệ bất thường tế bào học (từ ASC-US trở lên) ở 48 phụ nữ dương tính với các chủng HPV nguy cơ cao là 29,2% (KTC 95%: 16,3 - 42,0).  Tỉ lệ giải phẫu bệnh (GPB) CIN2+ là 50% (KTC 95%: 21,7 - 78,3). Kết luận: Bất thường về tế bào học khi nhiễm 12 type HPV nguy cơ cao (khác HP-16, HPV-18) là cao nhất. Tuy nhiên những người nhiễm 12 type HPV nguy cơ cao có tỉ lệ GPB ác tính chỉ bằng 0,09 lần những người không nhiễm. Như vậy, việc chủng ngừa HPV kể cả bằng vaccin nhị giá (ngừa HPV-16 và HPV-18) cũng có thể đủ mang lại sự bảo vệ cho phụ nữ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO. WHO cervical cancer elimination intiative: from call to action to global movement. 2020;
2. WHO. WHO guideline for screening and treatment of cervical pre-cancer lesions for cervical cancer prevention, second edition. 2021;
3. Bộ Y tế. Kế hoạch hành động quốc gia về dự phòng và kiểm soát Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2016 - 2025. 2016;
4. Bộ Y tế. Quyết định về việc ban hành tài liệu bổ sung hướng dẫn hoat động dự phòng sàng lọc sớm và quản lý ung thư vú, ung thư cổ tử cung tại cộng đồng thuộc đề án 818 đến năm 2030. Quyết định số 1639/QĐ-BYT ban hành 19/3/2021. 2021;
5. Nguyễn Vũ Quốc Huy, Lê Minh Tâm, Ngô Viết Quỳnh Trâm, Trương Quang Vinh, Cao Ngọc Thành. Nghiên cứu tình hình nhiễm Human Papilloma Virus sinh dục ở phụ nữ tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Phụ sản. 2012; 10 (3)doi:https://doi.org/10.46755/vjog.2012.3.165
6. Lâm Đức Tâm, Trần Ngọc Dung, Nguyễn Vũ Quốc Huy. Nghiên cứu tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến nhiễm Human Papilloma Vírus ở phụ nữ tại 4 huyện thành phố Cần Thơ. Tạp chỉ Phụ sản. 2013;11(3)doi:https://doi.org/10.46755/ vjog.2013.3.1029
7. Thị Thanh Thúy Trần, Văn Quảng Lê. Tỷ lệ nhiễm HPV và mối liên quan đến các bất thường tế bào cổ tử cung ở bệnh nhân khám phụ khoa tại bệnh viện K. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;509(1):103-107.
8. Hồ Quang Nhật, Lê Quang Thanh, Phạm Hồ Thúy Ái, Phạm Huy Hòa, Nguyễn Vũ Quốc Huy. Nghiên cứu tỉ lệ nhiễm Human Papilloma Virus nguy cơ cao ở phụ nữ có tổn thương tiền ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Từ Dũ. Tạp chí phụ sản. 2022;20(1):43-48.
9. Nguyễn Tiến Quang, Nguyễn Thị Bích Phương. Đặc điểm nhiễm HPV nguy cơ cao ở các tổn thương bất thường cổ tử cung và ung thư cổ tử cung tại bệnh viện K. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;509(2)