NGHIÊN CỨU TRỊ SỐ SUV MAX CỦA HẠCH DI CĂN TỪ UNG THƯ PHỔI BIỂU MÔ TUYẾN TRÊN PET/CT

Huỳnh Quang Huy1,
1 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính khá phổ biến của hệ hô hấp. Ung thư phổi nếu phát hiện muộn, tiên lượng rất xấu, tỉ lệ tử vong rất cao và tử vong trong một thời gian ngắn kể từ khi phát hiện được bệnh. PET/CT trong chẩn đoán và đánh giá giai đoạn của ung thư phổi không tế bào nhỏ, đặc biệt là ung thư phổi biểu mô tuyến ngày càng được khẳng định. Mục tiêu: Khảo sát trị số SUV max hạch di căn của ung thư phổi biểu mô tuyến trên PET/CT. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi biểu mô tuyến xác định bằng kết quả giải phẫu bệnh (sinh thiết, phẫu thuật). Thiết kế nghiên cứu hồi cứu: phân tích trị số SUV max của PET/CT được chụp trước đó trong quá trình chẩn đoán bệnh. Phương tiện, kỹ thuật: máy PET/CT Biograph True Point - Siemens - Đức. Thực hiện chụp CT với các thông số 80mA, 140KV, tốc độ vòng quay là 0,5s/tube, độ dày lát cắt 4,25mm, chiều dài chụp quét là 867mm và thời gian đạt được dữ liệu là 22,5s. Thuốc phóng xạ F-18 FDG (2-fluoro-2-deoxy-D-glucose). Liều dùng 0,15-0,20 mCi/Kg cân nặng (7-12mCi), tiêm tĩnh mạch. Chụp hình PET/CT: tiến hành sau tiêm F-18 FDG 45-60 phút. Kết quả: 24 bệnh nhân ung thư phổi biểu mô tuyến (16 nam, 8 nữ), tuổi thấp nhất 34, tuổi cao nhất 74, trung bình 58,1 ± 8,1 tuổi. Di căn hạch dưới carina chiếm tỉ lệ cao nhất (14,3%), tiếp đến hạch cạnh ĐMC, hạch rốn phổi (T), hạch TT trên (11,9% cho mỗi nhóm). Đường kính hạch trung thất trung bình 2,1 ± 1,1 cm. Trị số SUV max nhỏ nhất 3 (cm); lớn nhất 14,6 (cm); trung bình 6,5 ± 3,3 (cm). Trị số SUV max hạch trung thất có tương quan thuận chặt chẽ với đường kính hạch trung thất (r= 0,651; p<0,01). Kết luận: Xác định trị số SUV max hạch di căn trung thất rất có giá trị trong chẩn đoán giai đoạn ung thư phổi biểu mô tuyến, góp phần định hướng điều trị và theo dõi sau điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sorensen M., M. Pijls-Johannesma, E. Felip, et al. (2010), Small-cell lung cancer: ESMO Clinical Practice Guidelines for diagnosis, treatment and follow-up. Ann Oncol, 21 Suppl 5, pp. v120-5.
2. Society A.C. (2006), Cancer Facts and Figures. www.cancer.org.
3. Đức N.B. (2006), Tình hình ung thư ở Việt Nam giai đoạn 2001-2004. Tạp chí Y học thực hành, pp. 9-19.
4. Dela Cruz C.S., L.T. Tanoue, and R.A. Matthay (2011), Lung cancer: epidemiology, etiology, and prevention. Clin Chest Med, 32(4), pp. 605-44.
5. Mai Trọng Khoa (2013), Ứng dụng kỹ thuật PET/CT trong ung thư, pp. 245-270.
6. Chao F. and H. Zhang (2012), PET/CT in the staging of the non-small-cell lung cancer. J Biomed Biotechnol, 2012, pp. 783739.
7. Wainer Z., M.G. Daniels, J. Callahan, et al. (2012), Sex and SUVmax: sex-dependent prognostication in early non-small cell lung cancer. J Nucl Med, 53(11), pp. 1676-85.