ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG LIỆU PHÁP TẬP THỞ Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG NGỰC CÓ DẪN LƯU MÀNG PHỔI TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH VÀ LỒNG NGỰC - BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Hữu Lư Phạm 1,2,, Văn Thuỷ Đoàn 3
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
3 Bệnh viện đa khoa Hà Đông

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Lý liệu pháp hô hấp (bao gồm liệu pháp tập thở) là một can thiệp điều trị bắt buộc sau phẫu thuật lồng ngực cũng như sau chấn thương ngực có dẫn lưu màng phổi, có ý nghĩa rất quan trọng giúp nhanh chóng đẩy đờm dãi, máu ra khỏi đường hô hấp, chống xẹp phổi, giúp phổi nở sát thành ngực, góp phần đẩy hết máu - khí ra khỏi khoang màng phổi. Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng sự tuân thủ thực hiện liệu pháp với người bệnh sau chấn thương ngực có dẫnl lưu màng phổi trong thời gian gần đây. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang-tiến cứu: kết quả nghiên cứu ghi nhận ở các biến số: tuổi, giới tính, tổn thương kèm theo ,thực trạng tuân thủ thực hiện liệu pháp tập thở… Số liệu được thu thập theo mẫu bệnh án nghiên cứu cho từng bệnh nhân và xử lý bằng chương trình SPSS 20.0. Kết quả: Từ tháng 6/2020 đến 11/2020 có 98 bệnh nhân chấn thương ngực có dẫn lưu màng phổi được lựa chọn vào nhóm nghiên cứu với tỷ lệ thực hiện đúng đủ các bước của liệu pháp tập thổi bóng 76%, tiếp theo liệu pháp  thở chúm môi là 46%, liệu pháp tập thở cơ hoành có tỷ lệ 27%. Kết luận: Liệu pháp tập thở là một liệu pháp quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân chấn thương ngực có dẫn lưu màng phổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hữu Ước (2006), Khám chấn thương – vết thương ngực, Bài giảng triệu chứng học ngoại khoa, Nhà xuất bản Y học, tr.90-102.
2. Fishman AP. (1996), The chest physician and physiatrist: perspectives on the scientific basis of pulmonary rehabilitation and related research. In: Bach JR, ed. Pulmonary rehabilitation: the obstrauctive and paralytic conditions. Philadelphia: Hanley & Belfus,1-1.
3. Aswegen H van (2020). Physiotherapy management of patients with trunk trauma: A state-of-the-art review. S Afr J Physiother.76(1),1406: 1 – 8
4. Vũ Thùy Linh (2010), Nhận xét quy trình chăm sóc dẫn lưu khoang màng phổi trên bệnh nhân chấn thương, vết thương ngực tại khoa phẫu thuật Tim mạch- Lồng ngực bệnh viện hữu nghị Việt Đức Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp cử nhân y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Vân (2016). Nhận xét tình hình thực hiện lý liệu pháp hô hấp ở bệnh nhân chấn thương, vết thương ngực tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức, Luận văn tốt nghiệp cử nhân y khoa, Đại học Y Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Vân (2013), Đánh giá kết quả chương trình phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân dày dính màng phổi sau phẫu thuật bóc vỏ màng phổi, Luận Văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
7. Alfred F. Connors; Willy E Hammon (1980), Chest Physical Therapy: The immediate effect on oxygenation in acutely III patients. In: Chest Physical Therapy. Chest J, 78: 559-564.
8. Aswegen H van, Reeve J, Beach L, Parker R, Olsèn MF (2020). Physiotherapy management of patients with major chest trauma: Results from a global survey. Trauma. 2020;22(2): 133-141.