MÔ HÌNH CẤP CỨU NGOẠI VIỆN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VINMEC PHÚ QUỐC: KẾT QUẢ - BÀI HỌC KINH NGHIỆM SAU 2 NĂM TRIỂN KHAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả triển khai mô hình cấp cứu ngoại viện tại VMPQ trong 2 năm (2023-2024), 2. Tổng kết một số kinh nghiệm thực tiễn. Phương pháp : Nghiên cứu mô tả hồi cứu. Kết quả: 1. Về kết quả triển khai mô hình cấp cứu ngoại viện: Về lượng bệnh nhân thu dung: 12060, trong đó tỷ lệ nam/nữ: 52,3% so với 47,7%, BN trẻ em chiếm 30,2%, người lớn 69,8%), BN là khách du lịch: 45.45% trong đó số bệnh nhân người nước ngoài chiếm 65.5%. Triage: 1,2: 10,5%. Nhóm bệnh lý chính: Rối loạn tiêu hóa (62,2%); Chấn thương các loại (20,02%); Sốt virus (11,75%) và bệnh lý hô hấp (8,34%). Các kỹ thuật đã được triển khai: Đầy đủ các kỹ thuật HSCC, Phẫu thuật Thần kinh, Chấn thương chỉnh hình, NICU (hồi sức sơ sinh), cho kết quả điều trị tốt. Vận chuyển an toàn 135 ca đến các cơ sở Y tế trong và ngoài nước; kết quả các chỉ số chất lượng:7/7 (100%) chỉ số chất lượng (bao gồm chỉ số hài lòng khách hàng) đạt mục tiêu đề ra. 2. Một số kinh nghiệm: (1)Xây dựng mô hình phù hợp. (2) Tối ưu nguồn lực. (3) Theo dõi các chỉ số chất lượng. (4) Đảm bảo tính liên tục trong quá trình cấp cứu, điều trị, vận chuyển bệnh nhân. Kết luận: (1) Kết quả triển khai mô hình Cấp cứu ngoại viện tại VMPQ đạt mục tiêu đề ra (bao gồm số lượng, chất lượng cấp cứu, điều trị và chỉ số hài lòng khách hàng). (2) Mô hình Cấp cứu ngoại viện gồm Cấp cứu, HSTC, Vận chuyển bệnh nhân là phù hợp với đặc điểm Phú Quốc (trong vòng 5 năm tới hoặc hơn).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cấp cứu ngoại viện, vận chuyển bệnh nhân, chỉ số chất lượng, kinh nghiệm thực tiễn
Tài liệu tham khảo

2. BYT (2019), Thông tư 32/2019/TT-BYT về việc sửa đổi bổ sung một số điều về qui chế cấp cứu – hồi sức tích cực và chống độc theo thông tư 39/2018/TT-BYT.

3. BYT (2020), Dự thảo thông tư Qui định về tổ chức và hoạt động cấp cứu trước viện bênh viện.

4. Hoàng Bùi Hải (2024), Cấp cứu ngoại viện, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.

5. Amber Mehmood et al (2018), “Assessment of pre-hospital emergency medical services in low-income settings using a health systems approach”, International Journal of Emergency Medicine, 6(207), pp. 2-10.

6. Tim Nutbeam et al (2015), Prehospital Emergency Medicine, Wiley Blackwell-BMJI Books
