ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA PHƯƠNG PHÁP CẮT TÁCH DƯỚI NIÊM MẠC QUA NỘI SOI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO VẢY THỰC QUẢN GIAI ĐOẠN SỚM

Doãn Thái Kỳ1,, Đỗ Ngọc Tuân2, Nguyễn Văn Thái1
1 Bệnh viện Tung ương quân đội 108
2 Học viện Quân Y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả và tính an toàn của phương pháp cắt tách dưới niêm mạc qua nội soi trong điều trị tổn thương ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản giai đoạn sớm. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 44 bệnh nhân có tổn thương ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản sớm được điều trị bằng kỹ thuật cắt tách dưới niêm mạc qua nội soi (ESD) tại Viện điều trị các bệnh tiêu hóa – Bệnh viện Trung ương quân đội 108 từ tháng 3/2023 đến tháng 12/2024. Bệnh nhân tái khám sau 3 và 6 tháng, được nội soi đánh giá liền sẹo, tái phát và các biến chứng sau can thiệp. Kết quả: Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 60,09 ± 7,93, 100% là nam giới. Tổn thương có kích thương trung bình 26,35 ± 11,77 mm, 88,64% bệnh nhân chỉ có 1 tổn thương, đa số ở 1/3 giữa thực quản (55,10%), phần lớn thuộc type 0-IIb (93,88%), nội soi nhuộm màu phóng đại type B1 chiếm đa số (63,27%). Thời gian can thiệp ESD trung bình là 62,16 ± 19,63 (phút), 100% là cắt nguyên khối, tỉ lệ diện cắt đáy âm tính hoặc diện cắt bên âm tính đều là 97,73%. Trong quá trình can thiệp, có 1 trường hợp (2,27%) gặp tai biến tràn khí, các tai biến thủng, chảy máu, nhiễm khuẩn không xuất hiện. Tái khám 3 và 6 tháng sau can thiệp, phát hiện 3 trường hợp (6,82%) hẹp thực quản, 100% tổn thương liền sẹo hoàn toàn, không tái phát. Kết luận: ESD là phương pháp can thiệp cho kết quả tốt, an toàn trong điều trị tổn thương ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản giai đoạn sớm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (2024). GLOBOCAN 2022 Version 1.1 - 08.02.2024 - Cancer Today.
2. Umar SB, Fleischer DE (2008). Esophageal cancer: epidemiology, pathogenesis and prevention. Nature Clinical Practice Gastroenterology & Hepatology, 5:517-526.
3. Noordzij IC, Curvers WL, Schoon EJ (2019). Endoscopic resection for early esophageal carcinoma. Journal of Thoracic Disease:S713-S722.
4. Lee Ching-Tai, Chang Chi-Yang, Tai Chi-Ming et al (2012). Endoscopic submucosal dissection for early esophageal neoplasia: A single center experience in South Taiwan. Journal of the Formosan Medical Association, 111:132-139.
5. Trương Văn Phong (2023). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học của tổn thương loạn sản và ung thư thực quản tế bào vảy giai đoạn sớm, Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
6. Lee Hyun Deok, Chung Hyunsoo, Kwak Yoonjin et al (2020). Endoscopic Submucosal Dissection Versus Surgery for Superficial Esophageal Squamous Cell Carcinoma: A Propensity Score-Matched Survival Analysis. Clinical and Translational Gastroenterology, 11:e00193.
7. Li Jun, Shen Xiangguo, Geng Yangyang et al (2021). Demarcation of early esophageal squamous cell carcinoma during endoscopic submucosal dissection: A comparison study between Lugol's iodine staining and narrow-band imaging. Medicine, 100:e27760.
8. Urabe Yuji, Hiyama Toru, Tanaka Shinji et al (2011). Advantages of endoscopic submucosal dissection versus endoscopic oblique aspiration mucosectomy for superficial esophageal tumors. Journal of Gastroenterology and Hepatology, 26:275-280.
9. Kataoka Y., Tsuji Y., Sakaguchi Y. et al (2016). Bleeding after endoscopic submucosal dissection: Risk factors and preventive methods. World journal of gastroenterology, 22:5927-5935.
10. Doumbe-Mandengue P., Pellat A., Terris B. et al (2022). Endoscopic submucosal dissection for early esophagogastric junction adenocarcinomas: a systematic review. Annals of gastroenterology, 35:351-361.