KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ UNG THƯ ĐẠI - TRỰC TRÀNG Ở BỆNH NHÂN NỘI SOI ĐẠI TRÀNG TOÀN BỘ TẠI HẢI DƯƠNG NĂM 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành trên 300 bệnh nhân có tuổi từ 18 trở lên đến khám, nội soi đại tràng toàn bộ tại Bệnh viện Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, có một trong các yếu tố nguy cơ ung thư đại trực tràng cho thấy: Đặc điểm chung một số yếu tố nguy cơ ung thư đại –trực tràng: tuổi ≥50 là 78,33%; có polyp tuyến đại trực tràng: 48,33%; có tiền sử polyp đại trực tràng hoặc IBD: 14,67%; hút thuốc lá: 13%, tiền sử gia đình bị ung thư đại - trực tràng: 2,33%. Nhóm bệnh nhân có triệu chứng chiếm 88%. Các triệu chứng thường gặp: phổ biến nhất là đau bụng chiếm 57,95%; thay đổi tính chất hình dạng phân: 62,12%; thay đổi thói quen đại tiện: 53,03%; phân máu: 9,09%; giảm cân: 5,3%, thiếu máu: 0,38%. Nhóm bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng chiếm 12%. Phân tầng các yếu tố nguy cơ ung thư đại- trực tràng ở nhóm này thấy: nguy cơ cao chiếm 5,55%, nguy cơ trung bình: 80,56%; nguy cơ thấp: 13,89%. Đặc điểm nội soi đại tràng toàn bộ nhóm bệnh nhân có yếu tố nguy cơ ung thư đại – trực tràng và không có triệu chứng lâm sàng: nguy cơ cao - không có polyp tuyến đại tràng: 2,78%; nguy cơ cao- có polyp tuyến: 2,78%; nguy cơ trung bình - không có polyp tuyến: 41,67%; nguy cơ trung bình - có polyp tuyến: 38,88%; nguy cơ thấp - không có polyp tuyến: 0%; nguy cơ thấp - có polyp tuyến: 55,55%. Polyp tuyến đại tràng chủ yếu ở những bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau bụng, thay đổi tính chất hình dạng phân, thay đổi thói quen đại tiện.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ung thư đại tràng, ung thư trực tràng, nội soi đại tràng
Tài liệu tham khảo

2. Yasushi Sano et al (2016). “Colerectal cancer screening of the general population in East Asia”, Digestive Endoscopy 2016: 28:243-249

3. Bộ Y tế (2018). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư đại trực tràng. Quyết định số 2549/QĐ-BYT ngày 19 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế

4. Buchanan DD, Sweet K, Drini M, et al (2010). Risk factors for colorectal cancer in patients with multiple serrated polyps: a cross-sectional case series from genetics clinics. PLoS One 2010;5:e11636.

5. Bệnh viện Bạch Mai (2021). Hướng dẫn điều trị nội tiêu hóa – gan mật. Nhà xuất bản Y học. tr.272-280

6. Phạm Bình Nguyên (2021). “ Nghiên cứu giá trị của nội soi phóng đại, nhuộm màu trong chẩn đoán polyp đại trực tràng”. Luận văn tiến sĩ. Trường Đại học Y Hà Nội.

7. Yasushi Sano et al (2016). “Colerectal cancer screening of the general population in East Asia”, Digestive Endoscopy 2016: 28:243-249

8. Lieberman DA et al (2012). “Guidelines for Colonoscopy surveillance screening and polypetomy: a consensusupdate by the US Multi -Society Task Force on Colorectal Cancer”. Gastroenterology:2012 Sep:143(3):844-57

9. Trần Ngọc Ánh (2016). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa thường gặp. Nhà xuất bản Y học. Tr 78-85

10. J J Y Sung et al (2014): “An update Asia Pacifie concensus recommendations on colorectal cancer screening”, GUT 2014
