MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG Ở CÁC TRẺ EM BỊ SẨN NGỨA (PRURIGO NODULARIS)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Sẩn ngứa là bệnh da liễu hay gặp ở trẻ em, đặc trưng bởi sự xuất hiện của các sẩn nhỏ trên da, gây ngứa, các vết xước, vết thâm sau viêm. Nghiên cứu này nhằm mô tả một số đặc điểm cận lâm sàng và nồng độ IgE huyết thanh ở các bệnh nhân sẩn ngứa trẻ em, xác định mối liên quan giữa nồng độ IgE với các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng. Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện trên 94 trẻ em mắc sẩn ngứa, từ tháng 8/2023 tới tháng 8/2024 tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Định lượng IgE toàn phần trong máu được thực hiện bằng phương pháp điện hóa phát quang (ECLIA) trên máy Roche-Cobas E411. Kết quả có 62,8% bệnh nhân là nam, 37,2% là nữ, tuổi trung bình là 7,15 ± 4,21 tuổi, nhỏ nhất là 1 tuổi và lớn nhất là 16 tuổi. Phần lớn các chỉ số cận lâm sàng đều nằm trong giới hạn bình thường. Có 26,6% bệnh nhân có bạch cầu tăng; giá trị trung bình là 8,1 ± 1,9 G/L. Tỷ lệ bạch cầu ái toan bình thường là 78,7%, tỷ lệ có tăng bạch cầu ái toan là 21,3%. Có 76,6% bệnh nhân có mức hemoglobin bình thường, 6,4% có hemoglobin tăng, trung bình là 13,1 ± 1,9 g/dL. Có 85,1% bệnh nhân có AST bình thường và 86,2% có ALT bình thường. Trung bình AST là 32,9 ± 14,6 IU/L; ALT là 19,4 ± 12,3 IU/L. Có 84,0% bệnh nhân có mức IgE cao, với giá trị trung bình là 1067,726 ± 1466,142 IU/ml. Không có mối tương quan giữa nồng độ IgE huyết thanh với mức độ ngứa, mức độ thương tổn và mức độ hoạt động bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sẩn ngứa, trẻ em, nồng độ IgE huyết thanh, bạch cầu ái toan, men gan
Tài liệu tham khảo


2. Belzberg M, Alphonse MP, Brown I, et al. Prurigo Nodularis Is Characterized by Systemic and Cutaneous T Helper 22 Immune Polarization. J Invest Dermatol. 2021;141(9):2208-2218.e14. doi:10.1016/j.jid.2021.02.749


3. Cornman HL, Deng J, Kambala A, Parthasarathy V, Reddy SV, Kwatra SG. Clinical utility of peripheral blood laboratory testing in the diagnostic workup of prurigo nodularis: A multicenter cohort study. JAAD Int. 2023;13:74-82. doi:10.1016/j.jdin.2023.07.015


4. Matsuo S, Yamazaki Y, Yoshii Y, Satoh T. Prurigo in a patient with psoriasis. J Dtsch Dermatol Ges J Ger Soc Dermatol JDDG. 2020;18(6):631-633. doi:10.1111/ddg.14109


5. Sm M, Khand A. Quantitative and qualitative changes in leukocytes of psoriatic patients. Pakistan Journal of Physiology 01/01 2011;7(1):40-3.

6. Morss-Walton PC, Greif C, Holcomb ZE, et al. Treatment of hidradenitis suppurativa resolves associated hematologic abnormalities. Int J Womens Dermatol. 2022;8(1):e011. doi:10.1097/JW9.0000000000000011


7. Parthasarathy V, Lee K, Deng J. Sleep disturbance in adults with prurigo nodularis is associated with increased circulating C-reactive protein levels and adverse cardiovascular outcomes. J Am Acad Dermatol. 2022;87(3):AB111.

8. Cuevas-Gonzalez JC, Lievanos-Estrada Z, Vega-Memije ME, Hojyo-Tomoka MT, Dominguez-Soto L. Correlation of serum IgE levels and clinical manifestations in patients with actinic prurigo. An Bras Dermatol. 2016;91(1):23-26. doi:10.1590/abd1806-4841.20163941


9. Sonkoly E. Reversal of the disease signature in prurigo nodularis by blocking the itch cytokine. J Allergy Clin Immunol. 2022;149(4):1213-1215. doi:10.1016/j.jaci.2022.02.009


10. Yosipovitch G, Reaney M, Mastey V, et al. Peak Pruritus Numerical Rating Scale: psychometric validation and responder definition for assessing itch in moderate-to-severe atopic dermatitis. Br J Dermatol. 2019;181(4):761-769. doi:10.1111/bjd.17744

