ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM GIUN LƯƠN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108

Doãn Thái Kỳ1,, Phạm Minh Ngọc Quang1, Dương Thị Tuyết1
1 Bệnh viện Trung ương quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân nhiễm giun lươn. Đánh giá kết quả điều trị. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu trên 28 bệnh nhân có bằng chứng nhiễm giun lươn và được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 1/2022 đến 10/2024. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ là 6/1. Yếu tố nguy cơ thường gặp nhất là tiền sử sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (53,6%). Triệu chứng tại cơ quan tiêu hóa thường gặp là ăn kém, rối loạn đại tiện, sút cân, nôn và đau bụng. Triệu chứng ngoài cơ quan tiêu hóa hay gặp nhất là mẩn ngứa và mề đay (32,1%). Chẩn đoán giun lươn dựa vào kết quả soi phân (dương tính 57,1%), kháng thể kháng giun lươn trong máu (32,1%) và sinh thiết tá tràng phát hiện ký sinh trùng (42,9%). Điều trị bằng Ivermectin ở tất cả bệnh nhân. Đánh giá đỡ giảm/khỏi 25/28 bệnh nhân. Kết luận: Chẩn đoán giun lươn cần được lưu ý ở những bệnh nhân có nguy cơ cao, đặc biệt ở bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch. Chẩn đoán sớm và điều trị ivermectin cho kết quả khả quan.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bisoffi Z, Buonfrate D, Montresor A, et al. Strongyloides stercoralis: A plea for action. PLoS Negl Trop Dis 2013;7:e2214.
2. Grove DI. Human Strongyloidiasis. Adv Parasitol 1996:38:281–309.
3. Page W, Judd JA, Bradbury RS. The Unique Life Cycle of Strongyloides stercoralis and Implications for Public Health Action. Trop Med Infect Dis. 2018 May 25;3
4. Mejia R, Nutman TB. Screening, prevention, and treatment for hyperinfection syndrome and disseminated infections caused by Strongyloides stercoralis. Curr Opin Infect Dis 2012;25:458–63.
5. Geri G, Rabbat A, Mayaux J, Zafrani L, Chalumeau-Lemoine L, Guidet B, Azoulay E, Pène F. Strongyloides stercoralis hyperinfection syndrome: a case series and a review of the literature. Infection. 2015 Dec;43(6):691-8.
6. “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh giun lươn”, Quyết định số 2139/QĐ-BYT, 22/5/2020.
7. Krolewiecki A, Nutman TB. Strongyloidiasis: A Neglected Tropical Disease. Infectious Disease Clinics of North America. 2019;33(1):135-151. doi:10.1016/j.idc.2018.10.006
8. Yeh M Y, Aggarwal S, Carrig M, et al. Strongyloides stercoralis Infection in Humans: A Narrative Review of the Most Neglected Parasitic Disease. Cureus 15(10): e46908, 2023. DOI 10.7759/cureus.46908.
9. Baaten GG, Sonder GJ, van Gool T, Kint JA, van den Hoek A. Travel-related schistosomiasis, strongyloidiasis, filariasis, and toxocariasis: the risk of infection and the diagnostic relevance of blood eosinophilia. BMC Infect Dis. 2011;11:84. doi: 10.1186/1471-2334-11-84.
10. Sato Y, Kobayashi J, Toma H, Shiroma Y. Efficacy of stool examination for detection of Strongyloides infection. Am J Trop Med Hyg. 1995;53:248–250.