ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN VÀ SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC VI KHUẨN GRAM ÂM GÂY NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG MẬT

Đặng Quốc Ái1,2, Hà Thị Thúy Hằng3,, Vũ Khang Ninh4
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện E
3 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
4 Bệnh viện Thanh Nhàn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm trùng đường mật là bệnh lý phổ biến có nguy cơ cao dẫn đến nhập viện và các biến chứng nghiêm trọng chứng nghiêm trọng, đặc biệt là do sự gia tăng mức độ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Gram âm. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định đặc điểm vi khuẩn và mức độ đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn Gram âm gây nhiễm trùng đường mật tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Phương pháp: Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ 327 mẫu dịch mật, được thực hiện từ 01 tháng 01 năm 2024 đến 31 tháng 12 năm 2024. Dịch mật được nuôi cấy và phân lập các chủng vi khuẩn, đồng thời thực hiện kháng sinh đồ để đánh giá mức độ đề kháng. Kết quả: Trong số 327 mẫu dịch mật, tỷ lệ cấy dương tính đạt 61,8%. Các chủng vi khuẩn Gram âm chiếm 75,45%, trong đó Escherichia coli (34,3%) là phổ biến nhất tiếp theo là Klebsiella pneumoniae (10,5%), Pseudomonas aeruginosae (10,5%). Tỷ lệ vi khuẩn E. coli tiết ESBL khá cao chiếm 49,5%. Vi khuẩn E. coli thể hiện mức độ đề kháng cao với ampicillin 83.5%; ciprofloxacin, trimethoprim/sulbactam (60-70%), cefotaxime (trên 50%); Chủng K. pneumoniae có khả năng kháng cao với ciprofloxacin, trimethoprim/ sulbactam (trên 50%), P. aeruginosae vẫn còn giữ được sự nhạy cảm cao với nhiều kháng sinh thông thường. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng kháng thuốc đáng lo ngại ở các vi khuẩn Gram âm gây nhiễm trùng đường mật, đặc biệt là E. coli và Klebsiella spp. Việc theo dõi chặt chẽ và thực hiện các biện pháp quản lý hợp lý nhằm giảm thiểu tình trạng kháng thuốc là rất cần thiết trong điều trị nhiễm trùng đường mật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lammert F, Gurusamy K, Ko CW, Miquel JF, Méndez-Sánchez N, Portincasa P, van Erpecum KJ, van Laarhoven CJ, Wang DQ. Gallstones. Nat Rev Dis Primers. 2016 Apr 28;2:16024.
2. Gomi H, Solomkin JS, Schlossberg D. et al. Tokyo Guidelines 2018: antimicrobial therapy for acute cholangitis and cholecystitis. J Hepatobiliary Pancreat Sci. 2018 Jan;25(1):3-16. doi: 10.1002/jhbp.518. Epub 2018 Jan 9.
3. Jean SS, Lu MC, Ho MW, Ko WC, Hsueh PR; SMART Taiwan Group. Non-susceptibilities to antibiotics against important Gram-negative bacteria, and imipenem-relebactam, meropenem-vaborbactam against carbapenem non-susceptible Enterobacterales and Pseudomonas aeruginosa isolates implicated in complicated intra-abdominal and urinary tract infections in Taiwan, 2019. Int J Antimicrob Agents. 2022 Mar;59(3):106521.
4. WHO. (2021). Global Antimicrobial Resistance and Use Surveillance System Report.
5. Nhu NTK, Lan NPH, Campbell JI, Parry CM, et al. Emergence of carbapenem-resistant Acinetobacter baumannii as the major cause of ventilator-associated pneumonia in intensive care unit patients at an infectious disease hospital in southern Vietnam. J Med Microbiol. 2014 Oct;63(Pt 10):1386-1394.
6. Doan, T. N. et al. (2021). High prevalence of ESBL-producing E. coli and Klebsiella in Vietnam: A multicenter study. Journal of Global Antimicrobial Resistance, 24, 321-328.
7. Humphries R, Bobenchik AM, Hindler JA, Schuetz AN. Overview of Changes to the Clinical and Laboratory Standards Institute Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing, M100, 31st Edition. J Clin Microbiol. 2021 Nov 18;59(12):e0021321.
8. Truong Thien Phu, Le Phuong Mai. (2022). Microbiological pattern in biliary tract infection at Cho Ray hospital in 2021. Journal of Vietnam Society for Infectious Diseases, 4(40-8), 7-13.
9. Karam, S. S., El-Towathy, A., & Rizk, A. (2021). Characterization of bacterial pathogens in patients with cholangitis and their antibiotic resistance patterns. Journal of Infection and Public Health, 14(3), 390-396.
10. Buanes, T., Moller, A. K., & Bjerve, E. (2021). Multi-drug-resistant Escherichia coli in patients with cholangitis: a study from a Norwegian hospital. Scandinavian Journal of Infectious Diseases, 53(5), 373-378.