HIỆU QUẢ CỦA KỸ THUẬT KHÍ DUNG SÓNG CAO TẦN TRONG ĐIỀU TRỊ ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH MỨC ĐỘ TRUNG BÌNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả kỹ thuật khí dung sóng cao tần (IPV) trong điều trị bệnh nhân đợt cấp COPD mức độ trung bình. Phương Pháp: Nghiên cứu tiến cứu can thiệp trên 60 bệnh nhân đợt cấp COPD mức độ trung bình theo tiêu chuẩn Anthonisen 1987, vào viện tại trung tâm Cấp cứu A9 – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7 năm 2020 đến tháng 7 năm 2021, các bệnh nhân tham gia nghiên cứu được chia thành hai nhóm, 30 bệnh nhân nhóm chứng và 30 bệnh nhân nhóm can thiệp IPV. Các thông số theo dõi chính như: Tuổi, giới, các chỉ số lâm sàng: mạch, nhịp thở, Sp02 tại các thời điểm nhập viện (T0), sau khí dung 60 phút (T1), 6h (T2), 12h (T3), 24h(T4), 48h(T5), 72h(T6); các chỉ số khí máu: pH, PaCO2, PaO2, HCO3-, theo dõi tại các thời điểm T0, T2, T4, T5 và T6. Bệnh nhân được đánh giá thành công khi không phải thở máy hỗ trợ. Kết quả: Trong 60 bệnh nhân nghiên cứu (tuổi trung bình 69,83±9,90 tuổi; 11,7% nữ giới) cho kết quả: Có 6 (20%) bệnh nhân trong nhóm chứng phải chuyển thở không xâm nhập, trong khí đó ở nhóm can thiệp có 1 (3,3%) bệnh nhân trong nhóm phải chuyển thở không xâm nhập (p < 0,05). Thời gian nằm viện của nhóm chứng là 8,00 ± 2,95 ngày, của nhóm can thiệp là 6,73 ± 2,99 ngày (p=0,105). Có 63,3% bệnh nhân đánh giá IPV ở mức độ dễ chịu (mức độ I), 26,7% bệnh nhân đáng giá ở mức độ khó chịu nhẹ (mức độ II), không có bệnh nhân nào khó chịu tới mức phải dừng khí dung bằng IPV. Kết luận: IPV là một kỹ thuật an toàn và có thể ngăn chặn tình trạng xấu đi của đợt cấp trong điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mức độ trung bình, giảm tỷ lệ bệnh nhân chuyển thở máy không xâm nhập.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Khí dung sóng cao tần, thông khí nhân tạo không xâm nhập, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Tài liệu tham khảo
2. Hogg JC, McDonough JE, Suzuki M (2013). Small Airway Obstruction in COPD. N. Engl. J. Med. 365, 1567 – 1575.
3. Fernandez-Restrepo L, Shaffer L, Amalakuhan B, Restrepo MI, Peters J, Restrepo R (2017). Effects of intrapulmonary percussive ventilation on airway mucus clearance: A bench model. World J Crit Care Med. 6, 164-171.
4. Osadnik CR, McDonald CF, Holland AE (2013). Advances in airway clearance technologies for chronic obstructive pulmonary disease. Expert Rev Respir Med. 2013;7, 673-685
5. Nguyễn Quang Đợi, Chu Thị Hạnh và cộng sự (2019) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ tắc động mạch phỏi cấp ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tạp chí Y học Việt Nam
6. Frédéric Vargas, Hoang Nam Bui, et al (2015). Intrapulmonary percussive ventilation in acute axacerbations of COPD patients with mild respiratory acidosis. A raldomized controlled trial. Critical Care. 382 - 389 - 2005.
7. Nguyễn Thanh Hồi và cộng sự (2013) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x-quang phổi, và kết quả khí máu ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại trung tâm hô hấp – bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Lao và bệnh phổi (15) 44-49.
8. Nicolini A, Russo D, Grecchi B. (2018) Comparison of Intrapulmonary Percussive Ventilation and High Frequency Chest Wall Oscillation in Patients With Severe Chronic Obstructive Pulmonary Disease. Internationa Journal of COPD, 617-625.