KIẾN THỨC VỀ SỬ DỤNG SỐ GỌI CẤP CỨU “115” VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG SỬ DỤNG DỊCH VỤ CẤP CỨU 115
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Để đánh giá hiệu quả công tác truyền thông và thái độ, niềm tin của người dân về hệ thống cấp cứu 115 đang triển khai; việc đánh giá kiến thức của người dân về sử dụng số gọi cấp cứu “115” và sự hài lòng của người dân trong sử dụng dịch vụ cấp cứu ngoại viện là cần thiết. Đây là những cơ sở trong việc đánh giá hiệu quả của chính sách và những điều chỉnh phù hợp để nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ người dân có kiến thức về sử dụng đầu số 115 khi cần có sự hỗ trợ về y tế và sự hài lòng của người dân trong sử dụng dịch vụ cấp cứu ngoại viện tại Thành phố Dĩ An năm 2020. Phương pháp: Sử dụng thiết kế cắt ngang mô tả trong phỏng vấn 399 người dân từ 15 tuổi trở lên đến liên hệ công tác tại bộ phận một cửa của UBND thành phố Dĩ An, đồng ý tham gia nghiên cứu, các dữ liệu được thu thập bằng bộ câu hỏi tự điền với các nội dung về nhân khẩu học, kiến thức về sử dụng đầu số gọi cấp cứu khẩn cấp và thái độ trong sử dụng cấp cứu ngoại viện 115. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa nhóm tuổi, hộ khẩu, nghề nghiệp, thu nhập, đã từng đưa người đi cấp cứu, biết số 115 là số gọi cấp cứu đến việc gọi số 115 để nhận hỗ trợ về y tế. Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính, việc tập huấn về sơ cấp cứu đến việc sử dụng đầu số 115 để nhận hỗ trợ về y tế (p>0,05). Kết quả: Có khoảng 2/3 người tham gia nghiên cứu biết đầu số 115 là số gọi khi cần có sự hỗ trợ về y tế; nguồn thông tin cung cấp chủ yếu là từ báo/đài/tivi (61,4%), người thân (54,9%) và từ xe cấp cứu (45,6%). Tỷ lệ người dân hài lòng về số gọi cấp cứu 115 chỉ 41,8%; tuy vậy; những người đã từng gọi số 115 để nhận hỗ trợ về y tế có tỷ lệ hài lòng về dịch vụ cấp cứu 115 cao gấp 2,02 lần (KTC95%: 1,67-2,64) so với những người chưa sử dụng dịch vụ cấp cứu 115. Kết luận: Nhiều người vẫn chưa biết đầu số 115 là số gọi cấp cứu và những người đã từng sử dụng dịch vụ đầu số 115 để nhận các hỗ trợ về y tế có tỷ lệ hài lòng tương đối cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cấp cứu, 115
Tài liệu tham khảo

2. Cục Thống kê Bình Dương. Niên giám thống kê năm 2018.

3. Lê Thanh Chiến, Trần Vĩnh Khanh, Đỗ Văn Dũng và cộng sự (2010). Khảo sát sự hiểu biết và thái độ của người dân TP Hồ Chí Minh về cấp cứu 115. Truy cập ngày 05/8/2020. http://www.bvtrungvuong.vn/LinkClick.aspx?fileticket=DSlH6ABvo3Y%3D&tabid=73

4. Trần Minh Nhật, Hà Văn Anh Bảo, Nguyễn Thị Khánh Linh, Lâm Phan Liên Nhi, Trần Văn Vui, Nguyễn Văn Hòa (2017). Kiến thức - thái độ - nhu cầu về sơ cấp cứu ban đầu của sinh viên Đại học Huế. Y học dự phòng: 27 (8).
