PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG LO ÂU VÀ TRẦM CẢM CỦA NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT TẠI KHOA NGOẠI TIẾT NIỆU BỆNH VIỆN XANH PÔN NĂM 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu, trầm cảm của người bệnh trước phẫu thuật. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 250 bệnh nhân tại khoa ngoại tiết niệu bệnh viện Xanh pôn năm 2024. Kết quả nghiên cứu: - Hoạt động tư vấn giáo dục sức khoẻ cho người bệnh khi vào viện và trước phẫu thuật đầy đủ chiếm tỷ lệ 99.2%, có 0,8% người bệnh được tư vấn nhưng chưa đầy đủ. - Người bệnh có tỷ lệ stress trước phẫu thuật chiếm 0,4%; lo âu chiếm 20,8%; trầm cảm trước phẫu thuật chiếm 0,8%. - Một số yếu tố liên quan đến tình trạng Stress, lo âu, trầm cảm của người bệnh trước phẫu thuật: + Nhóm tuổi dưới 60 ít lo âu hơn nhóm tuổi trên 60, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với 95%. + Không tìm thấy mối liên quan giữa giới tính, nghề nghiệp, địa dư sinh sống, trình độ chuyên môn và thu nhập với sự lo âu của người bệnh. + Người bệnh sống cùng vợ/chồng có tỷ lệ lo âu thấp hơn so với người bệnh độc thân/li hôn/góa (OR=0,37; 95% CI=0,15-0,88). + Không tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng lo âu của người bệnh với sự chăm sóc khi nằm viện và hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe, các cơ quan phẫu thuật (p>0,05), phương pháp phẫu thuật, hình thức phẫu thuật. + Môi trường bệnh viện có liên quan có ý nghĩa thống kê đến tình trạng lo âu của người bệnh với 95%. + Công tác giải thích hướng dẫn trước mổ của Bác sĩ và Điều dưỡng có mối liên quan đến lo âu của người bệnh và có ý nghĩa thống kê với OR: 0,08, 95%CI: 0,01-0,85. Kết luận: Các yếu tố như tuổi người bệnh, tình trạng hôn nhân, môi trường bệnh viện và công tác tư vấn trước phẫu thuật liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng stress, lo âu và trầm cảm của bệnh nhân trước phẫu thuật tại khoa ngoại tiết niệu bệnh viện Xanh pôn
Chi tiết bài viết
Từ khóa
stress, lo âu, trầm cảm, trước phẫu thuật
Tài liệu tham khảo

2. Nguyễn Thị Phương (2023). “Khảo sát mức độ lo âu của người bệnh trước phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa Hà đông năm 2023”. Tạp chí y học thực hành.3:54-65.

3. Huỳnh Lê Phương (2013). “Khảo sát mức độ lo âu trước mổ bệnh nhân khoa ngoại thần kinh”. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 17(2):84-9.

4. Nguyễn Thị Thu Thư và cộng sự (2020). “Khảo sát mức độ lo âu và một số yếu tố liên quan của người bệnh trước phẫu thuật dạ dày tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2020”.

5. Amira Mohammed Ali. The Depression Anxiety Stress Scale 21: Development and Validation of the Depression Anxiety Stress Scale 8-Item in Psychiatric Patients and the General Public for Easier Mental Health Measurement in a Post COVID-19 World”, https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/ articles/PMC8507889/

6. Villar R., Fernández S., Cereijo C., al. e. “Quality of life and anxiety in women with breast cancer before and after treatment”. Revista Latino - Americana de Enfermagem. 2017;25:e2958.

7. Seifu Nigussie, Tefera Belachew, Wadu Wolancho. “Predictors of preoperative anxiety among surgical patients in Jimma University Specialized Teaching Hospital, South Western Ethiopia”. BMC Surg,. 2014;14(67):1471-2482.
