MỨC ĐỘ ĐA ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC VI KHUẨN GRAM ÂM PHÂN LẬP ĐƯỢC TỪ BỆNH PHẨM ĐƯỜNG HÔ HẤP DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022 – 2024

Nguyễn Thị Kim Ngân1,, Nguyễn Thị Phụng2, Nguyễn Văn Thọ2, Lâm Nguyễn Ngọc Anh3, Nguyễn Ngọc Hạnh Dung1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Chợ Rẫy
3 Trường Đại học Khoa học Sức khỏe - Đại học Quốc gia TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vi khuẩn gram âm đa kháng là tác nhân chính gây nhiễm khuẩn hô hấp dưới, liên quan đến tỷ lệ tử vong cao. Mục tiêu: Khảo sát mức độ đa kháng của vi khuẩn gram âm phân lập từ bệnh phẩm hô hấp dưới tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, thực hiện trên 890 mẫu bệnh phẩm từ đường hô hấp dưới được thu thập tại Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ từ tháng 01/2022 đến 12/2024. Kết quả: Phần lớn mẫu bệnh phẩm được thu tại khoa ICU (66,9%), chủ yếu là mẫu đàm (91,5%). Các vi khuẩn gram âm thường gặp gồm: Klebsiella pneumoniae (38,3%), Acinetobacter baumannii (26,8%), Escherichia coli (12,1%) và Pseudomonas aeruginosa (11,4%). Đa số đều sinh men β-lactamase, trong đó 100% chủng A. baumannii và P. aeruginosa có khả năng sinh men này, tiếp theo là E. coli (90,6%) và K. pneumoniae (87,0%). Đề kháng tập trung chủ yếu ở nhóm siêu đề kháng. Đáng chú ý, K. pneumoniae trong nhóm siêu và toàn kháng tăng dần theo thời gian, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Tỷ lệ cao và ngày càng gia tăng của vi khuẩn Gram âm đa kháng nhấn mạnh thách thức nghiêm trọng trong quản lý lâm sàng các bệnh nhiễm trùng hô hấp tại Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Reynolds D, Burnham JP (2022), “The threat of multidrug-resistant/extensively drug-resistant Gram-negative respiratory infections: another pandemic”, Eur Respir Rev., Oct 19;31(166)
2. Antimicrobial Resistance Collaborators (2012), Global burden of bacterial antimicrobial resistance in 2019: a systematic analysis, Lancet, 629-655.
3. Majdi N Al-Hasan (2021), “Gram-negative Bacteria With Difficult-to-Treat Resistance: A Moving Target”, Clinical Infectious Diseases, 72, p.2121–2123
4. WHO (2021), “Global shortage of innovative antibiotics fuels emergence and spread of drug-resistance 2021”, .
5. Y. Chen, L. Yu, B. Zhang, W. Feng (2020), “Design and synthesis of biocompatible, hemocompatible, and highly selective antimicrobial cationic peptidopolysaccharides via click chemistry”, Biomacromolecules, 20, 2230–2240.
6. Hồng Thị Xuân Liễu, Trần Đỗ Hùng (2023), “Tỷ lệ nhiễm và đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gram âm trên bệnh nhân viêm phổi tại bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2022-2023”, Tạp Chí Y học Việt Nam, 527(1B).
7. Nguyễn Lê Ngọc Trúc, Trần Đỗ Hùng (2024), “Nghiên cứu sự tiết men kháng beta-lactam của trực khuẩn gram âm tại bệnh viện Đa khoa Trung Uơng Cần Thơ năm 2023-2024”, Tạp Chí Y học Việt Nam, 540(2).
8. Silvia Bertagnolio, Zlatina Dobrena et al (2024), “WHO global research priorities for antimicrobial resistance in human health”, The Lancet Microbe, 5 (11).