NGUYÊN NHÂN PHẢN VỆ VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG THEO NGUYÊN NHÂN Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG (2017-2021)

Thị Thu Phương Đinh 1,, Ngọc Duy Lê 1, Thị Mai Hồng Trương 1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả nguyên nhân phản vệ và đặc điểm lâm sàng theo nhóm nguyên nhân tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang 129 trẻ phản vệ tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1/2017 đến 7/2021. Kết quả: 63,6% trẻ dưới 1 tuổi; tỷ lệ nam/nữ: 1,4/1, trong đó 64,3% người bệnh được chuyển lên từ các cơ sở y tế. Thuốc là nguyên nhân gây phản vệ cao nhất: 62,8%, vắc xin: 18,6%, thức ăn: 14%, côn trùng đốt 3,9%... Các triệu chứng lâm sàng của phản vệ đa dạng theo nhóm nguyên nhân: do thuốc biểu hiện ở tuần hoàn (91%) và thần kinh (88%); do vắc xin biểu hiện ở hệ tuần hoàn (92%), thần kinh (96%); do thức ăn và côn trùng biểu hiện nhiều ở da và niêm mạc (100%; 100%). Căn nguyên thuốc và vắc xin thường gây phản vệ mức độ nặng, độ 3 (64,2%; 54,2%) và độ 4 (12,3%; 8,3%). Kết luận: Thuốc là nguyên nhân gây phản vệ chủ yếu. Phản vệ do thuốc và vắc xin biểu hiện triệu chứng nhiều ở hệ tuần hoàn, thần kinh và thường ở mức độ nặng. Phản vệ do thức ăn và côn trùng chủ yếu gây triệu chứng ở niêm mạc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Emily Andrew, Ziad Nehme, Stephen Bernard & Karen Smith (2018), "Pediatric anaphylaxis in the prehospital setting: incidence characteristics, and management", 0:1-7.
2. Nguyễn Xuân Quốc, Phạm Văn Quang, Tăng Chí Thượng (2015), "Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh nhi bị sốc phản vệ tại bệnh viện nhi đồng 1", Nghiên cứu Y học, 2-2016: 15-22.
3. Phạm Văn Thắng (2009), "Nhận xét một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân bị sốc phản vệ do thuốc tại Bệnh viện Nhi Trung Ương", Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Tại Khoa Điều Trị Tích Cực Bệnh Viện Nhi Trung Ương.
4. Bộ Y tế (2017), "Thông tư Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ - Số 52/2017/TT-BYT".
5. Yan Xing, Hua Zhang, Shusen Sun, Xiang Ma, Roy A. Pleasants, Huilin Tang, Hangci Zheng, Suodi Zhai, Tiansheng WangYan Xing (2017), "Clinical features and treatment of pediatric patients with drug-induced anaphylaxis: a study based on pharmacovigilance data", European Journal of Pediatrics, 177: 145-154.
6. Alberto Alvarez-Perea, Beatriz Ameiro, Cristina Morales, Gabriela Zambrano, Ana Rodriguez, Miguel Guzmán, José Manuel Zubeldia and María L. Baeza (2017), "Anaphylaxis in the Pediatric Emergency Department: Analysis of 133 Cases After an Allergy Workup", American Academy of Allergy, Asthma & Immunology, 5(5):1256-1263
7. Si Hui Goh et al (2018), "Cause and Clinical Presentation of Anaphylaxis in Singapore: From Infancy to Old Age", Int Arch Allergy Immunol, 175(1-2):91-98.
8. Sang-Yoon Kim, Min-Hye Kim, Young-Joo (2017), "Different clinical features of anaphylaxis according to cause and risk factors for severe reactions", Allergology International, 67(1):96-102