PHẪU THUẬT CẮT CHÓP VỚI MÁNG HƯỚNG DẪN: HƯỚNG TIẾP CẬN TRƯỚC CÁC THÁCH THỨC VỀ GIẢI PHẪU

Tri Quyết Nguyễn 1,, Phú Thắng Nguyễn 2, Anh Dũng Vũ 1, Thị Mai Anh Trương 3
1 Đại học Y Dược Thái Bình
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Trường ĐH Y Dược, ĐH Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá khả năng áp dụng, độ chính xác và an toàn của phẫu thuật cắt chóp với máng hướng dẫn và mũi Trephine ở các vùng răng khác nhau tại Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng, chọn mẫu thuận tiện nhóm 30 bệnh nhân với 44 chóp răng có tổn thương quanh chóp mạn tính, đủ tiêu chẩn lựa chọn. Các bệnh nhân được phẫu thuật cắt chóp với máng hướng dẫn phẫu thuật và mũi Trephine. Đánh giá khả năng áp dụng trên các vùng răng khác nhau, các tai biến xảy ra, và sai số so với kế hoạch sau phẫu thuật. Kết quả: 44 chóp răng đã được cắt. Phương pháp có thể thực hiện ở tất cả các nhóm răng. 100% các ca không ghi nhận tai biến gây tổn thương các cấu trúc giải phẫu lân cận. Sai lệch độ dài phần chóp cắt là 0.44mm (95% khoảng tin cậy là: 0,3 -0,54). Sai lệch góc diện cắt qua chóp là 4,860 (95% khoảng tin cậy: 4 - 5,62). Sự khác biệt về độ dài đoạn chóp cắt và góc diện cắt qua chóp của các răng ở các nhóm răng khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy máng hướng dẫn cắt chóp có độ chính xác cao và an toàn, áp dụng được với cả các răng hàm lớn. Phương pháp cần được tiến hành nghiên cứu nhiều hơn về kết quả lành thương sau phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trịnh Thị Thái Hà và cộng sự (2013), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x quang và nguyên nhân của các răng cần điều trị tủy lại. Tạp Chí Y học Thực Hành - Bộ Y Tế. số 864 (67-70), 2013.
2. M. Antal et al. (2019), Accuracy and clinical safety of guided root end resection with a trephine: a case series. Head Face Med., vol. 15, Dec. 2019. DOI: 10.1186/s13005-019-0214-8.
3. A. Chércoles-Ruiz et al. ( 2017), Endodontics, Endodontic Retreatment, and Apical Surgery Versus Tooth Extraction and Implant Placement: A Systematic Review. J. Endod., vol. 43, no. 5, pp. 679–686, May 2017. DOI: 10.1016/ j.joen.2017.01.004.
4. P. A. Gilheany et al. (1994), Apical dentin permeability and microleakage associated with root end resection and retrograde filling. J. Endod., vol. 20, no. 1, pp. 22–26, Jan. 1994. DOI: 10.1016/ s0099-2399 (06) 80022-1.
5. S. Kim et al. (2006), Modern Endodontic Surgery Concepts and Practice: A Review. J. Endod., vol. 32, no. 7, pp. 601–623, Jul. 2006. DOI: 10.1016/j.joen.2005.12.010.
6. B. Krastev et al. (2020), Periapical Surgery. Review. Classic vs Modern Concepts. Int. J. Med. Rev. Case Rep., no. 0, p. 1, 2020. DOI: 10.5455/IJMRCR.periapical-surgery.
7. A. Tahmaseb et al. (2018), The accuracy of static computer-aided implant surgery: A systematic review and meta-analysis. Clin. Oral Implants Res., vol. 29 Suppl 16, pp. 416–435, Oct. 2018. DOI: 10.1111/clr.13346.
8. F. J. Vertucci (2005), “Root canal morphology and its relationship to endodontic procedures,” Endod. Top., vol. 10, no. 1, pp. 3–29, 2005. DOI: 10.1111/j.1601-1546.2005.00129.x.