TỔN THƯƠNG DA VÀ ĐAU CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ XẠ TRỊ TẠI BỆNH VIỆN 19 – 8 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Thị Minh Triệu 1,2,, Quang Trung Trương 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện 19-8

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu thuần tập được thực hiện trên nhóm người bênh ung thư có xạ trị tại Bệnh viện 19-8 nhằm (1) mô tả đặc điểm đau và tổn thương da của nhóm người bệnh tham gia nghiên cứu và (2) phân tích một số yếu tố liên quan đến đặc điểm tổn thương da. 264 người bệnh được đánh giá và theo dõi trong thời gian 2020-2021. Kết quả: 70,8% người bệnh ung thư được xạ trị có tổn thương da theo thang RTOG ở mức độ 1-2 và rất ít tổn thương ở mức độ 3. Không có tổn thương da ở mức độ 4 và 5. Các biểu hiện thường gặp như ban đỏ,ngứa, rát da. Các triệu chứng hay xuất hiện trên da như cảm giác ấm nóng, rát da chiếm 33,3%; ngứa và khó chịu trên da chiếm 27,1%; đau/nhói như kim châm trên da chiếm 20,5%. Triệu chứng đau của người bệnh ung thư trong quá trình xạ trị được báo cáo là 64,3%. Nhóm người bệnh có thời gian điều trị trên 20 ngày, liều xạ trị trên 41 Gy, có nguy cơ tổn thương da cao hơn từ gấp 1,2 – 1,7 lần so với nhóm người bệnh còn lại. Kết luận: Cần chú ý chăm sóc và theo dõi tổn thương da sớm trên nhóm người bệnh có thời gian chiếu tia liều cao và kéo dài

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Brown KR, Rzucidlo E. Acute and chronic radiation injury. Elsevier; 2011.
2. Williams PA, Cao S, Yang D, Jennelle RL. Patient-reported outcomes of the relative severity of side effects from cancer radiotherapy. Supportive Care in Cancer. 2020;28(1):309-316.
3. Wilkie JR, Mierzwa ML, Yao J, et al. Big data analysis of associations between patient reported outcomes, observer reported toxicities, and overall quality of life in head and neck cancer patients treated with radiation therapy. Radiotherapy and Oncology. 2019;137:167-174.
4. Ryan JL. Ionizing radiation: the good, the bad, and the ugly. Journal of Investigative Dermatology. 2012;132(3):985-993.
5. Lwanga SK, Lemeshow, Stanley & World Health Organization. Sample size determination in health studies : a practical manual / S. K. Lwanga and S. Lemeshow. World Health Organization. Accessed 20/6, 2021. https://apps.who.int/ iris/handle/10665/40062
6. Mannix CM, Bartholomay MM, Doherty CS, Lewis M, Bilodeau M-LC. A feasibility study of low-cost, self-administered skin care interventions in patients with head and neck cancer receiving chemoradiation. Clinical journal of oncology nursing. 2012;16(3)
7. Gewandter JS, Walker J, Heckler CE, Morrow GR, Ryan JL. Characterization of skin reactions and pain reported by patients receiving radiation therapy for cancer at different sites. The journal of supportive oncology. 2013;11(4):183.
8. Cox JD. Toxicity criteria of the radiation therapy oncology group (RTOG) and the European organization for research and treatment of cancer (EORTC). Int J Radiat Oncol Biol Phys. 1995;31:1341-1346.