KẾT QUẢ DÀI HẠN CỦA PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ SA TRỰC TRÀNG KIỂU TÚI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Võ Thị Mỹ Ngọc1,, Võ Đăng Thanh Hiên1, Đoàn Thủy Thúy Nga1, Phan Đình Vĩnh Linh1, Lâm Thị Bích Chi1
1 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Đánh giá kết quả dài hạn sau phẫu thuật điều trị sa trực tràng kiểu túi tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hàng loạt ca tất cả người bệnh được phẫu thuật điều trị sa trực tràng kiểu túi trong giai đoạn 2019-2023. Kết quả: Có 107 người bệnh sa trực tràng kiểu túi được phẫu thuật, với 90,7% được phẫu thuật theo phương pháp STARR (81,3% là STARR 2 máy), 9,3% theo phương pháp đặt mảnh ghép thành sau âm đạo. Kết quả ghi nhận tỷ lệ giảm bệnh theo các triệu chứng tiêu khó đạt được 79,4%. Tỷ lệ biến chứng lâu dài chiếm 4,7% tất cả các trường hợp. Tỷ lệ tái phát là 0,9%. Kết luận: Kết quả điều trị phẫu thuật sa trực tràng kiểu túi tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2019-2023 đạt được tỷ lệ giảm bệnh khá cao, gần 80% và tỷ lệ biến chứng dài hạn và tái phát thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Trung Tín, Lê Châu Hoàn Quốc Chương (2015). Phẫu thuật cắt túi sa trực tràng bằng máy khâu bấm (STARR) và phục hồi bản nâng trong điều trị táo bón do sa trực tràng kiểu túi ở bệnh nhân nữ. Đề tài nghiên cứu cấp Sở khoa học công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Edward Ram, Dan Alper, Eli Atar, Inna Tsitman, Zeev Dreznik (2010). Stapled transanal rectal resection: a new surgical treatment for obstructed defecation syndrome. IMAJ, 12(2):74-7.
3. Hasan H.M (2012). Stapled transanal rectal resection for the surgical treatment of obstructed defecation syndrome associated with rectocele and rectal intussusception. ISRN Surgery, 2012: 652345, doi:10.5402/2012/652345.
4. Leanza et al (2013). Surgical repair of rectocele. Comparison of transvaginal and transanal approach and personal technique. G Chir, 34: 332-336.
5. Lene Duch Madsen et al (2017). Native-tissue repair of isolated primary rectocele compared with nonabsorbable mesh: patient-reported outcomes. Int Urogynecol J, 28(1): 49-57
6. M.A Mercer-Jones, A Sprowson, J S Varma (2004). Outcome after transperineal mesh repair of rectocele: a case series. Dis Colon Rectum, 47(6):864-8
7. Megan Ladd; Faiz Tuma (2022). Rectocele. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books) Last Update: April 30
8. Reboa G, Gipponi M, Ligorio M, Marino P, Lantieri F (2009). The impact of stapled transanal rectal resection on anorectal function in patients with obstructed defecation syndrome. Dis Colon Rectum, 52(9):1598-604.