PHÂN LẬP VÀ NUÔI CẤY NGUYÊN BÀO SỢI TẠI KHOA RĂNG HÀM MẶT, ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Thanh Nguyên1, Nguyễn Thị Thu Thủy1,, Nguyễn Ngọc Yến Thư1, Huỳnh Công Nhật Nam1, Lê Thu Hoài1
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Niêm mạc ở khẩu cái là nguồn để phân lập các nguyên bào sợi cho mục đích nghiên cứu và điều trị. Phân lập tế bào từ vùng cho ghép ở khẩu cái có nhiều thuận lợi vì cắt và thu nhận mảnh ghép rất thường gặp trong điều trị lâm sàng, qui trình đơn giản, lành thương nhanh, ít để lại di chứng hoặc sẹo. Hiện trong nước đã có các nghiên cứu thu nhận nguồn tế bào từ nướu răng, tủy răng, từ nhú chóp răng, từ dây chằng nha chu. Nuôi cấy nguyên bào sợi từ niêm mạc khẩu cái sẽ đóng góp thêm một nguồn tế bào trung mô mới có thể phục vụ cho nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu điều trị. Mục tiêu: Phân lập và nuôi cấy nguyên bào sợi từ mô niêm mạc khẩu cái in vitro. Phương tiện và phương pháp: Mô mềm từ bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật ghép mô mềm tự thân với vị trí lấy ở khẩu cái. Nuôi cấy và phân lập tế bào được thực hiện theo quy trình của Phòng Thí nghiệm Sinh học miệng - Hàm mặt, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Phương pháp nuôi cấy mảnh mô cho phép thu nhận được tế bào có hình thái nguyên bào sợi, đạt mật độ cấy chuyền sau 2 tuần nuôi cấy. Kết luận: Phương pháp nuôi cấy mảnh mô đã phân lập và nuôi cấy thành công các tế bào nguyên bào sợi từ mô nướu khẩu cái ở người.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hà TLB. Hai phương pháp nuôi cấy tế bào gốc nhú chóp từ răng chưa trưởng thành của người. Tạp chí sinh học 2014;36(1se):226-231.
2. Hà TLB. Nghiên cứu nuôi cấy tế bào gốc tủy răng và tạo khung nâng đỡ tế bào gốc tủy răng người. Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên. Đại Học Quốc Gia TP. HCM; 2011.
3. Hùng HT, Khang HK, Lan NTQ, Trâm HĐB. Mô Phôi Răng Miệng: Phôi học và Mô học Răng và Nha chu. Chương: Cấu trúc mô học của nướu. Xuất bản lần thứ 1 ed. Nhà xuất bản Y Học TP.HCM; 2001:274-290.
4. Häkkinen L, Larjava H, Fournier BP. Distinct phenotype and therapeutic potential of gingival fibroblasts. Cytotherapy. Sep 2014;16(9):1171-86.
5. Silva D, Cáceres M, Arancibia R, Martínez C, Martínez J, Smith PC. Effects of cigarette smoke and nicotine on cell viability, migration and myofibroblastic differentiation. J Periodontal Res. Oct 2012;47(5):599-607.
6. Milinkovic I, Aleksic Z, Jankovic S, et al. Clinical application of autologous fibroblast cell culture in gingival recession treatment. J Periodontal Res. Jun 2015;50(3):363-70.
7. Tran Hle B, Doan VN, Le HT, Ngo LT. Various methods for isolation of multipotent human periodontal ligament cells for regenerative medicine. In Vitro Cell Dev Biol Animal. Aug 2014;50(7):597-602.