GIÁ TRỊ CỦA TỈ SỐ LDL-C/HDL-C TRONG DỰ BÁO TẮC NGHẼN ĐỘNG MẠCH VÀNH Ở BỆNH NHÂN ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH

Hoàng Huy Trường1,2,, Phạm Văn Mỹ1, Đặng Quang Minh1
1 Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Tim Tâm Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định giá trị của tỉ số LDL-C/HDL-C trong dự báo tắc nghẽn động mạch vành (ĐMV) ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định (ĐTNÔĐ). Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 366 bệnh nhân ĐTNÔĐ (tuổi trung bình 64,8 ± 9,1 tuổi, 62,6% nam). Các thông tin lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả chụp cắt lớp vi tính (CLVT) ĐMV được thu thập. Tắc nghẽn ĐMV được định nghĩa là hẹp ≥ 50% ở ít nhất một nhánh ĐMV thượng tâm mạc trên CLVT ĐMV. Kết quả: Bệnh nhân có tắc nghẽn ĐMV có tỉ lệ nam giới, hút thuốc lá, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tiền sử gia đình mắc bệnh ĐMV sớm cao hơn, triệu chứng đau ngực điển hình phổ biến hơn, trong khi đau ngực không điển hình và khó thở ít gặp hơn. Nhóm này cũng có mức creatinine, acid uric, cholesterol toàn phần, triglyceride và tỉ số LDL-C/HDL-C cao hơn, nồng độ HDL-C thấp hơn (tất cả p < 0,05). Diện tích dưới đường cong ROC của tỉ số LDL-C/HDL-C trong dự báo tắc nghẽn ĐMV là 0,627 (KTC 95%: 0,568-0,686, p < 0,001), với điểm cắt > 2,25, độ nhạy 45,9% và độ đặc hiệu 79,2%. Trong phân tích hồi quy logistic đa biến, tỉ số LDL-C/HDL-C là yếu tố dự báo độc lập của tắc nghẽn ĐMV (tỉ số chênh 1,60, KTC 95%: 1,13-1,27, p = 0,009). Kết luận: Tỉ số LDL-C/HDL-C là một yếu tố dự báo tắc nghẽn ĐMV có giá trị ở bệnh nhân ĐTNÔĐ, góp phần cải thiện đánh giá nguy cơ và hỗ trợ quyết định điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bergheanu SC, Bodde MC, Jukema JW. Pathophysiology and treatment of atherosclerosis: Current view and future perspective on lipoprotein modification treatment. Netherlands Hear J. 2017; 25(4): 231-242. doi:10.1007/s12471-017-0959-2
2. Sun T, Chen M, Shen H, et al. Predictive value of LDL/HDL ratio in coronary atherosclerotic heart disease. BMC Cardiovasc Disord. 2022;22(1):1-11. doi:10.1186/s12872-022-02706-6
3. Gao P, Wen X, Ou Q, Zhang J. Which one of LDL-C /HDL-C ratio and non-HDL-C can better predict the severity of coronary artery disease in STEMI patients. BMC Cardiovasc Disord. 2022;22(1):1-7. doi:10.1186/s12872-022-02760-0
4. Hu S, Fan H, Zhang S, et al. Association of LDL-C/HDL-C ratio with coronary heart disease: A meta-analysis. Indian Heart J. 2024;76(2):79-85. doi:10.1016/j.ihj.2024.01.014
5. Ko DT, Wijeysundera HC, Udell JA, et al. Traditional cardiovascular risk factors and the presence of obstructive coronary artery disease in men and women. Can J Cardiol. 2014;30(7):820-826. doi:10.1016/j.cjca.2014.04.032
6. Park J, Kim H-L, Kim M-A, et al. Traditional Cardiovascular Risk Factors and Obstructive Coronary Disease in Patients with Stable Chest Pain: Gender-specific Analysis. CardioMetabolic Syndr J. 2021;1(1):101. doi:10.51789/cmsj. 2021.1.e7
7. Cai G, Shi G, Xue S, Lu W. The atherogenic index of plasma is a strong and independent predictor for coronary artery disease in the Chinese Han population. Med (United States). 2017; 96(37): 1-6. doi:10.1097/MD. 0000000000008058
8. Wu TT, Gao Y, Zheng YY, Ma YT, Xie X. Atherogenic index of plasma (AIP): A novel predictive indicator for the coronary artery disease in postmenopausal women. Lipids Health Dis. 2018;17(1):1-7.doi:10.1186/s12944-018-0828-z