KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NẤM DA THÂN BẰNG UỐNG TERBINAFIN VÀ TẮM KETOCONAZOL
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bệnh nấm da thân khá phổ biến ở Việt Nam, căn nguyên do các loài nấm sợi gây nên. Điều trị bệnh cần có sự phối hợp giữa thuốc chống nấm tại chỗ và toàn thân. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá kết quả điều trị bệnh nấm da thân bằng uống terbinafin kết hợp với tắm ketoconazol. Đây là một nghiên cứu can thiệp lâm sàng không có nhóm chứng, so sánh trước-sau, tiến cứu. Có 59 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Kết quả cho thấy, sau điều trị 4 tuần, có 47 bệnh nhân khỏi hoàn toàn, chiếm 79,6%. Tỷ lệ bệnh đỡ giảm và không khỏi cùng chiếm 10,2%. Sau điều trị, không có bệnh nhân ở mức độ nặng. Tỷ lệ bệnh mức độ vừa giảm từ 57,6% trước điều trị xuống còn 20,3% sau điều trị. Tỷ lệ bệnh mức độ nhẹ tăng từ 8,5% trước điều trị lên 79,7% sau điều trị, p < 0,05. Tỷ lệ xét nghiệm soi tươi tìm nấm dương tính sau điều trị là 10,2%, thấp hơn so với trước điều trị (100%), với p < 0,05. Các tác dụng không mong muốn gồm khô da (3,4%), chóng mặt, ngứa và đầy hơi (cùng chiếm 1,7%).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bệnh nấm da thân, nấm sợi, terbinafin, ketoconazol, thuốc chống nấm
Tài liệu tham khảo

2. Bhatia V.K., Sharma P.C. (2014), Epidemiological studies on Dermatophytosis in human patients in Himachal Pradesh, India, Springer Plus, 3, 134.

3. Vũ Văn Tiến (2015), “Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân mắc nấm da khám và điều trị tại bệnh viện 103 (2013 – 2014), Báo cáo khoa học toàn văn, hội nghị ký sinh trùng toàn quốc lần thứ 42, NXB. Khoa học tự nhiên và công nghệ, tr.180 – 186.

4. Nguyễn Thái Dũng, Lê Trần Anh, Nguyễn Khắc Lực (2017). Nghiên cứu một số đặc điểm và kết quả điều trị nấm da ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại trung tâm chống Phong-Da liễu Nghệ An 2015-2016. Tạp chí Y Dược học Quân sự, 2:118-125.

5. Shivakumar V. et al (2011), “Intermittent Pulse-Dosed Terbinafin in the Treatment of Tinea corporis and/or Tinea Cruris”, Indian J Dermatol, 56(1), 121 – 122.

6. Voravutinon V. (1993), “Oral Treatment of Tinea corporis and Tinea Cruris with Terbinafin and Griseofulvin”, J Med Assoc Thai, 76(7), 388-393.

7. Sharma P., Bhalla M., Thami G.P. et al (2019), Evaluation of efficacy and safety of oral terbinafin and itraconazole combination therapy in the management of dermatophytosis, Journal of Dermatological Treatment, 1-5.

8. Cole GW, Stricklin G. A comparison of a new oral antifungal, terbinafin, with griseofulvin as therapy for tinea corporis. Arch Dermatol. 1989;125:1537–9.

9. Kumar Amit, Budania Navin, Sharma Priyamvada, et al. A comparative study of efficacy of terbinafin and fluconazole in patients of tinea corporis. Int J Pharm Med & Bio Sc. 2013;2(4):92-98.

10. Bhatia A, Kanish B, Badyal D, et al. Efficacy of oral terbinafin versus itraconazole in treatment of dermatophytic infection of skin: A prospective, randomized comparative study. Indian Journal of Pharmacology. 2019;51(2):116-119.
