KHẢO SÁT SỰ TĂNG SINH VÀ DI CƯ CỦA NGUYÊN BÀO SỢI TẠI KHOA RĂNG HÀM MẶT, ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Lành thương là một quá trình phức tạp được phối hợp của nhiều yếu tố và rất khó đoán. Nguyên bào sợi là loại tế bào có vai trò quan trọng trong lành thương, duy trì và sửa chữa mô liên kết. Hiện trong nước đã có các nghiên cứu sự tăng sinh và di cư của nguyên bào sợi có nguồn gốc từ dây chằng nha chu, nướu răng, nhú chóp răng, tủy răng. Đánh giá thêm khả năng tăng sinh và di cư của nguyên bào sợi nguồn gốc từ mô khẩu cái có thể phục vụ cho các nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu điều trị. Mục tiêu: Đánh giá khả năng tăng sinh và di cư của nguyên bào sợi nguồn gốc từ mô khẩu cái ở người in vitro. Phương tiện và phương pháp: Nguồn nguyên bào sợi từ mô mềm khẩu cái được lấy từ nhóm nghiên cứu của Phòng Thí nghiệm Sinh học miệng- Hàm mặt, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Khảo sát sự tăng sinh và di cư của nguyên bào sợi từ mô mềm khẩu cái lần lượt vào ngày 1, 3, 5, 7, 9, 11 và lúc 0h, 8h, 24h, 48h. Kết quả: Dòng 5 cho thấy sự tăng sinh mạnh nhất, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với dòng 3 và dòng 4 tại các ngày 7 và 9 (p <0,0001) và giảm vào ngày 11. Dòng 5 cũng cho kết quả đóng kín vết thương nhanh nhất, tiếp theo là dòng 4 và dòng 3. Kết luận: Các nguyên bào sợi ở người trẻ hơn đã cho kết quả tăng sinh và di cư tốt hơn, cho thấy sự khác biệt liên quan đến tuổi trong khả năng chữa lành vết thương.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nguyên bào sợi, niêm mạc khẩu cái, tăng sinh, di cư
Tài liệu tham khảo

2. Nguyễn TBP, Đinh VH, Nguyễn NT, Nguyễn NL, Nguyễn TH. Đánh giá khả năng phân lập, tăng sinh và di cư của nguyên bào sợi có nguồn gốc từ bệnh nhân vết thương mạn. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;525(2)

3. Phipps RP, Borrello MA, Blieden TM. Fibroblast heterogeneity in the periodontium and other tissues. J Periodontal Res. Jan 1997;32(1 Pt 2):159-65.

4. Fournier BP, Ferre FC, Couty L, et al. Multipotent progenitor cells in gingival connective tissue. Tissue Eng Part A. Sep 2010;16(9):2891-9.

5. Häkkinen L, Larjava H, Fournier BP. Distinct phenotype and therapeutic potential of gingival fibroblasts. Cytotherapy. Sep 2014;16(9):1171-86.

6. Addis R, Cruciani S, Santaniello S, et al. Fibroblast Proliferation and Migration in Wound Healing by Phytochemicals: Evidence for a Novel Synergic Outcome. Int J Med Sci. 2020;17(8):1030-1042.

7. Silva D, Cáceres M, Arancibia R, Martínez C, Martínez J, Smith PC. Effects of cigarette smoke and nicotine on cell viability, migration and myofibroblastic differentiation. J Periodontal Res. Oct 2012;47(5):599-607.

8. Basso FG, Pansani TN, Turrioni AP, Bagnato VS, Hebling J, de Souza Costa CA. In vitro wound healing improvement by low-level laser therapy application in cultured gingival fibroblasts. Int J Dent. 2012;2012:719452.
