TỈ LỆ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN ENTEROBACTERIACEAE TẠI KHOA NGOẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH NĂM 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Họ vi khuẩn Enterobacteriaceae là một trong ba họ vi khuẩn có tỉ lệ đề kháng kháng sinh nằm trong nhóm đặc biệt nguy hiểm, gây khó khăn cho việc lựa chọn các kháng sinh dẫn đến sử dụng kháng sinh không thích hợp sẽ thúc đẩy sự phát triển tình trạng kháng thuốc, dẫn đến kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị gây ảnh hưởng không nhỏ về kinh tế cho cá nhân, gia đình, xã hội và cũng gây nguy cơ tử vong cao. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae tại khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh năm 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả, 115 vi khuẩn phân lập được đưa vào nghiên cứu phân tích khả năng đề kháng kháng sinh. Chủng vi khuẩn được định danh và thực hiện kháng sinh đồ bằng hệ thống máy WalkAway 96 plus. Kết quả: E. coli có tỉ lệ kháng cao trên 70% đối với kháng sinh ampicilin, piperacillin, ciprofloxacin, cefazolin, cefuroxime, levofloxacin; Klebsiella spp. đề kháng cao từ trên 80% đối với kháng sinh ampicillin, ciprofloxacin, levofloxacin, cefazolin; Enterobacter spp. kháng trên 80% đối với kháng sinh ampicilin, cefoxitin, cefazolin, ampicillin – sulbactam, cefuroxime. Kết luận: Các loại chủng vi khuẩn đường ruột đa số kháng cao với các loại kháng sinh như ampicillin, cephalosphorin các thế hệ 1, thế 2, thế hệ 3, nhóm quinolon nhưng vẫn còn nhạy cảm với tigecyclin, amikacin, piperacillin – tazobactam và nhóm carbapenem (imipenem, meropenem, doripenem).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Enterobacteriaceae, đề kháng kháng sinh, Trà Vinh
Tài liệu tham khảo

2. Trâm Quế Anh (2022), “Nghiên cứu sự kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gram âm gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu phân lập tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An”, Tạp chí khoa học và công nghệ, tập 65, số 7B, tr.12-16.

3. Vân Phạm Thị và cộng sự (2023), “Tính kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn Enterobacteriaceae phân lập tại Bệnh viện E (2018-2020)”, Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam, số 01(41), tr. 67 -73.

4. Bình Nguyễn Trung và cộng sự (2021), “Tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn đường ruột sinh ESBL tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2020-2021”, Tạp chí Y dược học Cần Thơ, số 43/2021, tr.215-223.

5. Nghi Nguyễn Vĩnh và cộng sự (2023), “Khảo sát tình hình kháng kháng sinh của các vi khuẩn gram âm đường ruột thường gặp tại Bệnh viện tỉnh Ninh Thuận”, Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam, số đặc biệt 02(42), tr.77-83.

6. Boutarfi Z, Rebiahi SA, Morghad T, Perez Pulido R, Grande Burgos MJ, Mahdi F, Lucas R, Galvez A. (2019), “Biocide tolerance and antibiotic resistance of Enterobacter spp. isolated from an Algerian hospital environment”, J Glob Antimicrob Resist. 2019 Sep; 18:291-297. doi: 10.1016/ j.jgar.2019.04.005. Epub 2019 Apr 18. Erratum in: J Glob Antimicrob Resist. 2020 Dec; 23:471. doi: 10.1016/j.jgar.2020.10.002. PMID: 31005732.


7. Hossain MJ, Azad AK, Shahid MSB, Shahjahan M, Ferdous J. (2024), “Prevalence, antibiotic resistance pattern for bacteriuria from patients with urinary tract infections”, Health Sci Rep. 2024 Apr 11;7(4): e2039. doi: 10.1002/hsr2.2039. PMID: 38617042; PMCID: PMC11009458.

