HIỆU QUẢ CAN THIỆP CẢI THIỆN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ, ĐẠT HUYẾT ÁP MỤC TIÊU Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TẠI TRẠM Y TẾ PHƯỜNG, QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Quốc Cường Trần 1,, Văn Bào Lê 2, Anh Tuấn Nguyễn 2
1 Trung tâm y tế dự phòng (CDC) Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
2 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả can thiệp cải thiện tuân thủ điều trị, đạt huyết áp mục tiêu ở bệnh nhân tăng huyết áp tại trạm y tế phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh (2019 – 2020). Phương pháp: Mô tả cắt ngang; phỏng vấn đối tượng, khám lâm sàng, đo huyết áp; can thiệp điều trị THA, giáo dục, tư vấn về tuân thủ chế độ điều trị cho BN THA và đánh giá hiệu quả can thiệp. Kết quả: Tỷ lệ tuân thủ chế độ điều trị như: uống thuốc, tái khám định kỳ, kiểm tra HA thường xuyên, chế độ ăn, uống, lối sống (giảm mặn, tăng rau/củ/quả, giảm chất béo, giảm rượu/bia, ngưng hút thuốc, tập thể dục thường xuyên) được cải thiện rõ rệt. Sự khác biệt về tỷ lệ tuân thủ các chế độ ở cả bốn thời điểm T3, T6, T12 và T18 so với T0 đều có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tăng tỷ lệ BN đạt HA mục tiêu sau can thiệp 18 tháng (T18) lên 94,5% (nữ: 98,1% cao hơn nam: 90,0%; nhóm BN <50 tuổi: 97,0% cao hơn nhóm 50-59 tuổi: 96,6% và nhóm 60-69 tuổi: 92,2%). Kết luận: Tỷ lệ BN tuân thủ các chế độ uống thuốc, tái khám định kỳ, kiểm tra HA thường xuyên, chế độ ăn, uống, lối sống được cải thiện rõ rệt. Tăng tỷ lệ đạt HA mục tiêu sau can thiệp 18 tháng lên 94,5%

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Lân Việt (2016). Kết quả mới nhất điều tra tăng huyết áp toàn quốc năm 2015 - 2016, Hội nghị tăng huyết áp Việt Nam lần thứ 2 tại Hà Nội, ngày 14- 15/5/2016.
2. Phạm Mạnh Hùng và cs (2010). Tìm hiểu và kiểm soát tăng huyết áp, Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam, Hà Nội
3. Morisky DE et al (2008). Predictive Validity of A Medication Adherence Measure in an Outpatient etting, J Clin Hypertens, 10(5): 348-354.
4. Saleem F., Hassali M A., Shafie A.A (2011). Association between Knowledge and Drug Adherence in Patients with Hypertension in Quetta, Pakistan. TJPR, 10(2): 125-132.
5. Bùi Thị Nhi, Trịnh Thị Hoàng Oanh (2016). Tỷ lệ tuân thủ điều trị tăng huyết áp tại xã Phước Lợi, huyện Bến Lức, tỉnh Long An năm 2015, Tạp chí Y học TP. Hố Hồ Chí minh, 20(1):268-272.
6. Nguyễn Thị Thơm, Bùi Văn Cường, Nguyễn Hồng Hạnh và cs (2018). Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2017, Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, 1(3): 35-42.
7. Thạch Thị Mỹ, Lê Thị Diễm Trinh, Nguyễn La Trí Dũng và cs (2019). Tỷ lệ tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp người dân tộc Khmer tại BVĐK khu vực Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 23(2): 224-228.
8. Bộ Y tế (2012). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp (Ban hành kèm theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/8/2010 của Bộ Y tế).