ĐẶC ĐIỂM VI SINH HỌC VÀ TÌNH TRẠNG ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU NHẬP VIỆN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG – ĐIỀU TRỊ BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ đề kháng kháng sinh các tác nhân vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) trên bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp (PHCN-ĐTBNN). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả trên 117 bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện PHCN-ĐTBNN từ tháng 3/2023 đến tháng 8/2023. Kết quả: E.coli là tác nhân gây NKĐTN nhiều nhất (n=44), tiếp theo là Klebsiella (n=24), Enterobacter (n=23), Proteus (n=10), Pseudomonas (n=13), Acinetobacter (n=2), gram dương (n=1). E.coli kháng với kháng sinh nhóm cephalosporin khoảng 94%, kháng với các kháng sinh khác với tỉ lệ dao động từ 43% đến 95%, còn nhạy với fosfomycin và colistin. Klebsiella: kháng hầu hết kháng sinh cephalosporin, amikacin, quinolone. Tỉ lệ kháng với meropenem là 37,5% và 79,3% với imipenem, colistin còn nhạy cao. Enterobacter: kháng hầu hết các kháng sinh thử nghiệm, tỉ lệ dao động từ 34,8% đến 100%, kháng thấp với fosfomycin và colistin. Pseudomonas: đã kháng với hầu hết các kháng sinh thường dùng trên lâm sàng, nhạy 100% với colistin. Proteus: kháng hầu hết các kháng sinh cephalosporin, quinolone, amikacin, fosfomycin. Kháng rất cao với colistin 80,0%. Nhóm carbapenem, Proteus còn nhạy cao với meropenem, tỉ lệ kháng 20%. Kết luận: Đặc điểm lâm sàng của NKĐTN trên các bệnh nhân tại bệnh viện PHCN-ĐTBNN thường không điển hình, đa số biểu hiện là sốt. E.coli là tác nhân thường gặp nhất. Đa số các tác nhân gây NKĐTN kháng cao với các nhóm kháng sinh quinolon, cephalosporin. Fosfomycin là một trong những kháng sinh được cân nhắc để điều trị các bệnh nhân NKĐTN tại bệnh viện mà trước đó đã sử dụng kháng sinh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
đề kháng kháng sinh, nhiễm trùng, tiết niệu
Tài liệu tham khảo

2. Lương Thị Phượng, Trần Thị Minh Trang (2019). Đặc điểm lâm sàng của nhiễm khuẩn đường tiểu trên trẻ từ 2 tháng đến 15 tuổi tại Bệnh viện Xanh Pôn.

3. Steven Kirshblum, Denise I. Campagnolo, Joel A. Delisa (2002), Spinal Cord Medicine, Lippincott Williams & Wilkins, Philadelphia, USA, pg. 320- 328.

4. Đỗ Đào Vũ, Phục hồi chức năng cho bệnh nhân tổn thương tủy sống, Vật lý trị liệu phục hồi chức năng, Hội phục hồi chức năng Việt Nam, chương V, nhà xuất bản y học Hà Nội, tr. 407 – 435. 5.

5. Bùi Thị Liên (2014). Tình trạng nhiễm khuẳn tiết niệu ở người bệnh đặt sonde tiểu lưu tại một sổ khoa lâm sàng bệnh viện Bạch Mai năm 2014. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng trường Đại học Thăng Long, (trang 29).

6. Huỳnh Minh Tuấn và cộng sư. Khảo sát phổ vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu và phổ kháng sinh của các tác nhân này trên bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh. 2015; 19(1):480-485.

7. Võ Thị Ngọc Thúy (2022), “Khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh ở các vi khuẩn thường gặp tại Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp” trong thời gian từ tháng 07/2021 đến 06/2022.
