KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA GENOTYPE VÀ TÌNH TRẠNG KHÁNG CLARITHROMYCIN CỦA HELICOBACTER PYLORI Ở BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

Thanh Đào 1,, Đỗ Hùng Trần 2, Thị Như Lê Trần 2, Văn Lâm Nguyễn 2, Văn Trầm Tạ 3, Trường Khánh Liêu 4, Thị Gái Lê 2, Ngọc Niệm Bùi 2, Xuân Sâm Âu 2, Minh Trúc Huỳnh 5
1 Trung tâm Y tế huyện Thới Lai
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền Giang
4 Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ
5 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tình trạng kháng clarithromycin đang gia tăng trên toàn thế giới và là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến thất bại trong điều trị Helicobacter pylori. Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỷ lệ kháng clarithromycin của Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm, loét dày - tá tràng và mối liên quan giữa genotype và tình trạng kháng clarithromycin của Helicobacter pylori. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên các bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng tại tỉnh Tiền Giang 5/2020 đến tháng 5/2021. Những bệnh nhân được phỏng vấn, khám lâm sàng, thu thập mẫu niêm mạc dạ dày tá tràng. Bệnh nhân được xác định nhiễm Helicobacter pylori khi có ít nhất 2 xét nghiệm nhuộm gram, urease test dương hoặc xét nghiệm nuôi cấy định danh dương tính với Helicobacter pylori. Helicobacter pylori được xác định kháng clarithromycin bằng kỹ thuật E-test và xác định genotype bằng kỹ thuật Realtime-PCR. Kết quả: Tỷ lệ đề kháng clarithromycin của vi khuẩn Helicobacter pylori trên bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 77,3%. Nhóm bệnh nhân nhiễm chủng Helicobacter pylori mang genotype cagA(+) có tỷ lệ đề kháng kháng sinh cao hơn nhóm bệnh nhân nhiễm chủng Helicobacter pylori mang genotype cagA(-), với OR (KTC95%): 11,25 (1,11-114,37), p=0,024. Kết luận: bệnh nhân dương tính với Helicobacter pylori chủng cagA(+) nên được quan tâm đặc biệt do có khả năng đề kháng kháng sinh clarithromycin tăng cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Thúy Hà (2020), Mối liên hệ giữa yếu tố độc lực của Helicobacter pyori và biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhi: Những giá trị trong chỉ định điều trị, Tạp chí Khoa học và Côn nghệ Việt Nam, 61(11), trang 52-57.
2. Phạm Hồng Khánh (2021), Tần suất và các yếu tố độc lực của Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn, Tạp chí Y học Việt Nam, 505, trang 65-68.
3. Camelia Quek, Son T. Pham, Kieu T. Tran et al. (2016), Antimicrobial susceptibility and clarithromycin resistance patterns of Helicobacter pylori clinical, F1000Research, 5, page: 671.
4. Judit Alarcón-Millán (2016), Clarithromycin resistance and prevalence of Helicobacter pylori virulent genotypes in patients from Southern México with chronic gastritis, Infection, Genetics and Evolution, 44, pp: 190-198.
5. María R. Baroni (2018), Usefulness of rapid urease test samples for molecular analysis of clarithromycin resistance in Helicobacter pyloriUtilidad de las muestras de test rápido de ureasa para el análisis molecular de resistencia a claritromicina en Helicobacter pylori, Revista Argentina de Microbiología, 50(4), pp: 359-364.
6. Ngoc Quy Hue Dang, Thi Minh Thi Ha, Si-Tuan Nguyen et al. (2020), High rates of clarithromycin and levofloxacin resistance of Helicobacter pylori in patients with chronic gastritis in the south east area of Vietnam, Journal of Global Antimicrobial Resistance, 22, pp: 620-624.
7. Ratha Korn Vilaichone (2018), Prevalence and Pattern of Antibiotic Resistant Strains of Helicobacter Pylori Infection in ASEAN, Asian Pac J Cancer Prev, 19(5), pp: 1411-1413.
8. Van Huy Tran (2018), Characterisation of point mutations in domain V of the 23S rRNA gene of clinical Helicobacter pylori strains and clarithromycin-resistant phenotype in central Vietnam, Journal of Global Antimicrobial Resistance, 16, pp: 87-91.