HIỆU QUẢ TÁI KHOÁNG HÓA BỀ MẶT MEN RĂNG VĨNH VIỄN CỦA KEM ĐÁNH RĂNG CHỨA 1450 PPM FLUOR TRÊN THỰC NGHIỆM

Tạ Thúy Loan1,, Vũ Mạnh Tuấn1, Hoàng Tử Hùng2, Nguyễn Đức Hoàng1, Vũ Thị Bích Nguyệt1,3, Hoàng Thanh Tâm1, Nguyễn Việt Hưng1, Lê Văn Qúy4
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
3 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội
4 Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả tái khoáng hóa bề mặt men răng vĩnh viễn của kem đánh răng chứa 1450ppm fluor thông qua đánh giá độ cứng bề mặt men răng trên thực nghiệm. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến hành trên các răng hàm lớn vĩnh viễn thứ 3 (n=36) của các bệnh nhân sau nhổ răng. Mẫu men răng ban đầu được khử khoáng tạo tổn thương sâu răng giai đoạn sớm, sau đó chia ngẫu nhiên các mẫu thành 3 nhóm (n=12) đặt trong dung dịch tái khoáng bằng kem đánh răng 0ppm (nhóm 1), 550ppm (nhóm 2), 1450ppm fluor (nhóm 3) theo mô hình chu trình pH trong 14 ngày. Các mẫu men răng được đo độ cứng Vickers bề mặt men răng (VHN), tỉ lệ phần trăm thay đổi tại các thời điểm ban đầu, sau hủy khoáng và sau tái khoáng. Kết quả: Sau hủy khoáng, nhóm 1 cho giá trị VHN: 155,58 ± 68,28, nhóm 2: 108,25 ± 50,81, nhóm 3: 121,17 ± 48,41. Sau tái khoáng, giá trị VHN ở nhóm 1 giảm, nhóm 2 và nhóm 3 tăng. Nhóm 3 dùng kem đánh răng 1450ppm cho giá trị VHN cao nhất (185,25 ± 81,22). Kết luận: Kem đánh răng chứa 1450ppm fluor có tác dụng tái khoáng hóa làm tăng độ cứng bề mặt men răng sau hủy khoáng trên thực nghiệm. Kem đánh răng chứa

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cochrane NJ, Cai F, Huq NL, Burrow MF, Reynolds EC. New Approaches to Enhanced Remineralization of Tooth Enamel. J Dent Res. 2010;89(11):1187-1197.
2. Walsh T, Worthington HV, Glenny AM, Marinho VC, Jeroncic A. Fluoride toothpastes of different concentrations for preventing dental caries. Cochrane Database Syst Rev. 2019;(3).
3. Diamanti I, Koletsi-Kounari H, Mamai-Homata E, Vougiouklakis G. In vitro evaluation of fluoride and calcium sodium phosphosilicate toothpastes, on root dentine caries lesions. J Dent. 2011;39(9):619-628.
4. Salem-Milani A, Zand V, Asghari-Jafarabadi M, Zakeri-Milani P, Banifatemeh A. The effect of protocol for disinfection of extracted teeth recommended by center for disease control (CDC) on microhardness of enamel and dentin. J Clin Exp Dent. 2015;7(5):e552-e556.
5. Mehta AB, Kumari V, Jose R, Izadikhah V. Remineralization potential of bioactive glass and casein phosphopeptide-amorphous calcium phosphate on initial carious lesion: An in-vitro pH-cycling study. J Conserv Dent JCD. 2014;17(1):3-7.
6. Effect of Water Content on the Hardness and Friction Coefficient of Swine Teeth Enamel.
7. Gavic L, Gorseta K, Borzabadi-Farahani A, Tadin A, Glavina D. Influence of Toothpaste pH on Its Capacity to Prevent Enamel Demineralization. Contemp Clin Dent. 2018; 9(4):554-559.
8. Joshi C, Gohil U, Parekh V, Joshi S. Comparative evaluation of the remineralizing potential of commercially available agents on artificially demineralized human enamel: An In vitro study. Contemp Clin Dent. 2019;10(4):605.