GIÁ TRỊ THANG ĐIỂM PRISM IV TRONG TIÊN LƯỢNG TỬ VONG TRẺ EM NHẬP KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tiên lượng tử vong ở trẻ em bệnh nặng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ bác sĩ điều trị đưa ra quyết định xử trí và theo dõi hiệu quả hơn. Có nhiều thang điểm được sử dụng trong lâm sàng để tiên lượng như: PIM, PELOD, pSOFA,… Trong đó phải kể đến thang điểm đánh giá nguy cơ tử vong ở trẻ hay còn được biết đến là Pediatric Risk of Mortality, gọi tắt là PRISM đã được phát triển, hoàn thiện và sử dụng ngày càng nhiều do đạt được sự phân biệt và hiệu chuẩn tốt trong các công cụ. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ tại khoa cấp cứu sử dụng thang điểm PRISM IV trong tiên lượng tử vong. 2. Xác định giá trị tiên lượng tử vong của thang điểm PRISM IV ở trẻ nhập khoa cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích trên 103 trẻ từ 1 tháng đến 15 tuổi nhập khoa cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng Cần thơ từ tháng 7/2023 đến tháng 1/2025. Kết quả: Trẻ em bệnh nặng đa số ở nhóm 10-15 tuổi, phần lớn nhập viện vì sốc, tỷ lệ tử vong nói chung là 12,6%, trong đó nhóm bệnh nhân sốc có tỷ lệ tử vong cao. Điểm PRISM IV trung bình của nhóm nghiên cứu là 7,67±6,066. Điểm PRISM IV trung bình của nhóm sống là 6,52±4,636; của nhóm tử vong là 15,62±8,665. Thang điểm PRISM IV có diện tích dưới đường cong ROC = 0,837 với Cl 95% (0,712-0,962), p<0,001. Kết luận: Ứng dụng thang điểm PRISM IV tại khoa cấp cứu hỗ trợ bác sĩ tiên lượng mức độ nặng của bệnh, tối ưu hóa xử trí và theo dõi bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tiên lượng, bệnh nặng, PRSIM IV
Tài liệu tham khảo

2. Vaja M., Jain S., Pamecha P., et al (2023), “Comparison of PRISM IV and PIM III prognostic scores as mortality indicators among paediatric intensive care unit patients ”, Sri Lanka Journal of Child Health, 52(3).

3. Jemmy A. Sutantio, Fendy Matulatan, Edwin Danardono, et al (2020), “Pediatric Logistic Organ Dysfunction-2, Pediatric Risk Of Mortality-IV And Pediatric Index Of Mortality-3 For Predicting Mortality In Pediatric Surgery Patients With Sepsis”, International Journal of Pharmaceutical Research, 12(04).

4. Mohamed M., Abdelatif R., Bakheet M, et al (2023), “Performance of pediatric index of mortality-2, pediatric index of mortality-3 and pediatric risk of mortality IV in an Egyptian pediatric intensive care unit.”, Sohag Medical Journal, 5(4).

5. Garcia P.C., Ronchetti M.R., Da Costa C.A, et al (2018), “Abstract P-340: the pediatric risk of mortality iv validation in an independent sample in southern of brazil”, Pediatric Critical Care Medicine, 19(6S), pp.150-150.

6. Chegini V., Hatamabadi H., Jedari Attaran S, et al (2022), “Evaluating the Ability of PRISM4 and PIM3 to Predict Mortality in Patients Admitted to Pediatric Intensive Care Unit; a Diagnostic Accuracy Study”, Archives of Academic Emergency Medicine, 10(1), pp.e58.

7. Pollack M.M., Holubkov R., Funai T, et al (2016), “The Pediatric Risk of Mortality Score: Update 2015”, Pediatric critical care medicine: a journal of the Society of Critical Care Medicine and the World Federation of Pediatric Intensive and Critical Care Societies, 17(1), pp.2-9.

8. Lubis A.D., Nasution B.B., Lubis A.P, et al (2024), “Role of pediatric risk of mortality (PRISM IV) score at 24 and 72 hours of hospitalization in predicting mortality among critically ill pediatric patients treated in PICU”, Narra J, 4(2), pp.e780.
