KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT DI CĂN BẰNG LIỆU PHÁP ỨC CHẾ ANDROGEN

Anh Tuấn Nguyễn 1,, Hồng Thăng Vũ 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị ung thư tiền liệt tuyến di căn bằng liệu pháp ức chế androgen. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 39 bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn di căn và được trị liệu bằng ức chế androgen (ADT) tại bệnh viện K từ tháng 1/2017 đến tháng 6/2021. Kết quả: Triệu chứng lâm sàng thường gặp tại thời điểm chẩn đoán: mất ngủ (66,7%), tiểu khó (69,2%), tiểu nhiều lần (56,4%), đau xương (59,0%). Có 71,8% bệnh nhân lựa chọn cắt tinh hoàn bằng ngoại khoa, 28,2% cắt tinh hoàn bằng nội khoa. Sau 3 tháng điều trị, các triệu chứng thuyên giảm đáng kể: mất ngủ (17,9%), tiểu khó (20,5%), tiểu nhiều lần (5,1%), đau xương (28,2%). Thời gian sống thêm không tiến triển (PFS) trung bình là 26,61±3,65tháng. PFS ở nhóm cắt tinh hoàn ngoại khoa là 22,62±3,45tháng, ở nhóm cắt tinh hoàn nội khoa là 31,44±4,64 tháng, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Liệu pháp ức chế androgenlà điều trị nền tảng và hiệu quả trong ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn di căn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ferlay J., Colombet M., Soerjomataram I. và cộng sự. (2019). Estimating the global cancer incidence and mortality in 2018: GLOBOCAN sources and methods. Int J Cancer, 144(8), 1941–1953.
2. Tâm L.T.K. đánh giá kết quả điều trị nội tiết ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn iv. 136.
3. Gandaglia G., Abdollah F., Schiffmann J. và cộng sự. (2014). Distribution of metastatic sites in patients with prostate cancer: A population-based analysis. The Prostate, 74(2), 210–216.
4. Loblaw D.A., Mendelson D.S., Talcott J.A. và cộng sự. (2004). American Society of Clinical Oncology recommendations for the initial hormonal management of androgen-sensitive metastatic, recurrent, or progressive prostate cancer. J Clin Oncol Off J Am Soc Clin Oncol, 22(14), 2927–2941.
5. Conn P.M. và Crowley W.F. (1991). Gonadotropin-releasing hormone and its analogues. N Engl J Med, 324(2), 93–103.
6. Waxman J., Man A., Hendry W.F. và cộng sự. (1985). Importance of early tumour exacerbation in patients treated with long acting analogues of gonadotrophin releasing hormone for advanced prostatic cancer. Br Med J Clin Res Ed, 291(6506), 1387–1388.
7. Kaisary A.V., Tyrrell C.J., Peeling W.B. và cộng sự. (1991). Comparison of LHRH analogue (Zoladex) with orchiectomy in patients with metastatic prostatic carcinoma. Br J Urol, 67(5), 502–508.