KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN CHẢY MÁU NÃO ĐANG DÙNG THUỐC CHỐNG ĐÔNG ĐƯỜNG UỐNG TẠI TRUNG TÂM ĐỘT QUỴ BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị của nhóm bệnh nhân chảy máu não đang dùng thuốc chống đông đường uống. So sánh các đặc điểm bệnh nhân giữa 2 nhóm bệnh nhân dùng DOAC và VKA tại trung tâm đột quỵ bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, các bệnh nhân được chẩn đoán chảy máu não, khai thác tiền sử có sử dụng thuốc chống đông đường uống vào trung tâm đột quỵ bệnh viện Bạch Mai từ tháng 10/2023 đến tháng 10/2024. Nhận xét kết quả điều trị, mô tả đặc điểm của các bệnh nhân chảy máu não ở 2 nhóm dùng DOAC và VKA. Kết quả: nghiên cứu có 36 bệnh nhân trong đó có 32 ca (88.9%) đang dùng VKA, 4 ca (11,1%) dùng DOAC (gồm 3 Rivaroxaban, 1 Endoxaban). Thường gặp ở những đối tượng lớn tuổi ≥ 65, điều trị, điều trị rung nhĩ là chủ yếu, tỷ lệ tử vong trên 50%. Không có sự khác biệt về các triệu chứng lâm sàng ở cả 2 nhóm dùng DOAC và VKA, tuy nhiên chỉ số INR và APTT ở nhóm VKA cao hơn hẳn nhóm DOAC (p< 0,05). Vị trí chảy máu thường gặp trên phim cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ chủ yếu là trên lều ở cả 2 nhóm. Kết luận: Chảy máu não ở nhóm dùng VKA thường gặp hơn DOAC. Cần theo dõi chặt chẽ INR ở nhóm bệnh nhân dùng VKA, đặc biệt là đối tượng cao tuổi, ngoài chỉ định bắt buộc, có thể cân nhắc dùng DOAC thay thế VKA khi có chỉ định.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chống đông, DOAC, VKA, chảy máu não
Tài liệu tham khảo
2. Phan Thị Điệp, Hoàng Bùi Hải. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu đường uống vào cấp cứu với bất kì chảy máu nào. VMJ. 2024;535(1). doi:10.51298/vmj.v535i1.8567
3. Lyman GH, Bohlke K, Khorana AA, et al. Venous thromboembolism prophylaxis and treatment in patients with cancer: american society of clinical oncology clinical practice guideline update 2014. J Clin Oncol. 2015;33(6): 654-656. doi:10.1200/JCO.2014.59.7351
4. Mai Như Chất. Đánh giá tình trạng sử dụng một số thuốc chống đông và đông máu trên bệnh nhân cao tuổi được phẫu thuật tại bệnh viện hữu nghị việt đức. luận văn chuyên khoa cấp II. Đại học Y Hà Nội; 2020. Accessed April 23, 2024. http://dulieuso. hmu.edu.vn/handle/hmu/2632
5. Mai Xuân Thiên. Nghiên cứu áp dụng thang điểm ich và ich-gs trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết não nguyên phát tại khoa cấp cứu. luận văn thạc sỹ y học. Đại học Y Hà Nội; 2018.
6. Xian Y, Zhang S, Inohara T, et al. Clinical Characteristics and Outcomes Associated With Oral Anticoagulant Use Among Patients Hospitalized With Intracerebral Hemorrhage. JAMA Network Open. 2021;4(2):e2037438. doi:10.1001/jamanetworkopen.2020.37438
7. Morotti A, Goldstein JN. Anticoagulant-associated intracerebral hemorrhage. Brain Hemorrhages. 2020;1(1):89-94. doi:10.1016/ j.hest.2020.01.001
8. Lauer A, Pfeilschifter W, Schaffer CB, Lo EH, Foerch C. Intracerebral haemorrhage associated with antithrombotic treatment: translational insights from experimental studies. Lancet Neurol. 2013;12(4): 394-405. doi:10.1016/S1474-4422(13)70049-8
9. Safatli DA, Günther A, Schlattmann P, Schwarz F, Kalff R, Ewald C. Predictors of 30-day mortality in patients with spontaneous primary intracerebral hemorrhage. Surg Neurol Int. 2016;7 (Suppl 18):S510-517. doi:10.4103/ 2152-7806.187493
10. Wilson D, Seiffge DJ, Traenka C, et al. Outcome of intracerebral hemorrhage associated with different oral anticoagulants. Neurology. 2017;88(18): 1693-1700. doi:10.1212/WNL. 0000000000003886