MỐI LIÊN QUAN CỦA THANG ĐIỂM NUTRIC SỬA ĐỔI (MNUTRIC) VÀ KẾT CỤC LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN

Nguyễn Phước Nhân1,, Nguyễn Thành Luân2
1 Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Long An
2 Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn thường đối mặt với nhiều nguy cơ, trong đó có vấn đề dinh dưỡng. Hiện nay không có nhiều công cụ sàng lọc dinh dưỡng dễ dàng áp dụng trên lâm sàng phục vụ đánh giá bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn. Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan của nguy cơ dinh dưỡng qua thang điểm mNUTRIC và kết cục lâm sàng bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 151 bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn nhập khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long từ tháng 01/2023 đến tháng 12/2024. Kết quả: Nguy cơ dinh dưỡng cao chiếm tỷ lệ 61,6%. Rối loạn chức năng thần kinh (76,3%), thận (74,2%), giảm tiểu cầu (49,5%), hô hấp (90,3%), sốc kháng trị (39,8%) thường gặp hơn ở nhóm nguy cơ dinh dưỡng cao. Tỷ lệ tử vong 30 ngày là 58,1% ở nhóm nguy cơ dinh dưỡng cao so với 13,8% ở nhóm nguy cơ dinh dưỡng thấp với HRhiệu chỉnh=2,56 (KTC95%: 1,05–6,25), p=0,039. Ngoài ra, tỷ lệ lọc máu, thở máy, và tử vong nội viện cũng cao hơn ở nhóm mNUTRIC≥5. Điểm mNUTRIC dự đoán tử vong với AUC=0,74 (KTC95%: 0,67–0,82), p<0,001. Kết luận: Bệnh nhân nguy cơ dinh dưỡng cao có liên quan đến tỷ lệ rối loạn chức năng cơ quan và tỷ lệ tử vong 30 ngày cao hơn. Thang điểm mNUTRIC dự đoán khá tốt nguy cơ tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Singer M, Deutschman CS, Seymour CW, et al. The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). Jama. Feb 23 2016;315(8):801-10. Doi: 10.1001/jama. 2016.0287.
2. Van Wyngene L, Vandewalle J, Libert C. Reprogramming of basic metabolic pathways in microbial sepsis: therapeutic targets at last? EMBO molecular medicine. Aug 2018;10(8). Doi: 10.15252/emmm.201708712.
3. Lew CCH, Yandell R, Fraser RJL, Chua AP, Chong MFF, Miller M. Association Between Malnutrition and Clinical Outcomes in the Intensive Care Unit: A Systematic Review [Formula: see text]. JPEN Journal of parenteral and enteral nutrition. Jul 2017;41(5):744-758. Doi: 10.1177/0148607115625638.
4. Liu J, Zhou G, Wang X, Liu D. Metabolic reprogramming consequences of sepsis: adaptations and contradictions. Cellular and molecular life sciences: CMLS. Jul 29 2022;79(8) :456. Doi: 10.1007/s00018-022-04490-0.
5. Prakash J, Verma S, Shrivastava P, et al. Modified NUTRIC Score as a Predictor of All-cause Mortality in Critically Ill Patients: A Systematic Review and Meta-analysis. Indian journal of critical care medicine: peer-reviewed, official publication of Indian Society of Critical Care Medicine. May 2024;28(5):495-503. Doi: 10.5005/jp-journals-10071-24706.
6. Nandhabalan P, Ioannou N, Meadows C, Wyncoll D. Refractory septic shock: our pragmatic approach. Critical care (London, England). Sep 19 2018;22(1):215. Doi: 10.1186/s13054-018-2144-4.
7. Jeong DH, Hong SB, Lim CM, et al. Comparison of Accuracy of NUTRIC and Modified NUTRIC Scores in Predicting 28-Day Mortality in Patients with Sepsis: A Single Center Retrospective Study. Nutrients. Jul 17 2018;10(7). Doi: 10.3390/nu10070911.
8. Hai PD, Viet Hoa LT. The Prognostic Accuracy Evaluation of mNUTRIC, APACHE II, SOFA, and SAPS 2 Scores for Mortality Prediction in Patients with Sepsis. Critical care research and practice. 2022; 2022: 4666594. Doi: 10.1155/2022/ 4666594.
9. Kim SM, Ryoo SM, Shin TG, et al. Early Mortality Stratification with Serum Albumin and the Sequential Organ Failure Assessment Score at Emergency Department Admission in Septic Shock Patients. Life (Basel, Switzerland). Oct 2 2024;14(10). Doi: 10.3390/life14101257.
10. Zhu Y, Zhang R, Ye X, Liu H, Wei J. SAPS III is superior to SOFA for predicting 28-day mortality in sepsis patients based on Sepsis 3.0 criteria. International journal of infectious diseases: IJID: official publication of the International Society for Infectious Diseases. Jan 2022;114:135-141. Doi: 10.1016/j.ijid.2021.11.015.