ĐỘ PHÙ HỢP CỦA XÉT NGHIỆM KHÁNG NGUYÊN HELICOBACTER PYLORI QUA PHÂN VỚI XÉT NGHIỆM NHANH UREASE Ở BỆNH NHÂN CÓ HÌNH ẢNH VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH TRÊN NỘI SOI

Đào Việt Hằng1,2,3,, Phanha Chim1, Nguyễn Thu Thương3, Đào Văn Long1,2,3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
3 Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang đánh giá độ phù hợp chẩn đoán nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) của xét nghiệm kháng nguyên H. pylori qua phân với xét nghiệm nhanh urease ở bệnh nhân có hình ảnh viêm dạ dày mạn tính trên nội soi theo phân loại Kyoto. 40 bệnh nhân đến khám tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long và Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật từ tháng 08/2023 đến tháng 05/2024 được mời tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm H. pylori bằng hai phương pháp test nhanh urease trong nội soi (RUT) và kháng nguyên qua phân (SAT). Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở cả hai phương pháp lần lượt là 42,5% (RUT) và 32,5% (SAT) và có mối liên quan giữa hình ảnh ban đỏ lan tỏa và tình trạng nhiễm H. pylori bằng chẩn đoán SAT (p<0.05). So với phương pháp RUT, SAT có độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 58,8% và 87%, giá trị dự đoán dương tính (PPV) 76,9%, giá trị dự đoán âm tính (NPV) 76,1% và độ phù hợp 75,0%. SAT có khả năng sàng lọc trong trường hợp nghi ngờ nhiễm H. pylori nhưng cần kết hợp với một phương pháp khác để chẩn đoán chính xác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Li Y, Choi H, Leung K, Jiang F, Graham DY, Leung WK. Global prevalence of Helicobacter pylori infection between 1980 and 2022: a systematic review and meta-analysis. The lancet Gastroenterology & hepatology.2023;8(6):553-64.
2. Chen Y-C, Malfertheiner P, Yu H-T, Kuo C-L, Chang Y-Y, Meng F-T, et al. Global prevalence of Helicobacter pylori infection and incidence of gastric cancer between 1980 and 2022. Gastroenterology. 2024;166(4):605-19.
3. Dao LV, Dao HV, Nguyen HT, Vu VT, Tran ATN, Dat VQ, et al. Helicobacter pylori infection and eradication outcomes among Vietnamese patients in the same households: Findings from a non-randomized study. Plos one. 2021; 16(11):e0260454.
4. Quach DT, Mai BH, Tran MK, Dao LV, Tran HV, Vu KT, et al. Vietnam Association of Gastroenterology (VNAGE) consensus on the management of Helicobacter pylori infection. Front Med (Lausanne). 2022;9:1065045.
5. Mizuho Medy Co. L. Helicobacter pylori antigen kit: Quick Chaser H. pylori [Available from: https://www.mizuho-m.co.jp/en/product/product _details/000640.php?iryou_en=1.
6. Phạm HK, Trần THT, Nguyễn QD, Vũ VK. Tần suất và các yếu tố độc lực của Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;505(2).
7. Hường NT, Quang PMN, Thắng DM. Giá trị của thang điểm Kyoto trong chẩn đoán nhiễm Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính trên 60 tuổi. Journal of 108-Clinical Medicine and Phamarcy. 2023.
8. Kakiuchi T, Okuda M, Hashiguchi K, Imamura I, Nakayama A, Matsuo M. Evaluation of a novel stool antigen rapid test kit for detection of Helicobacter pylori infection. Journal of clinical microbiology. 2019;57(3): 10.1128/jcm.01825-18.
9. Yagi K, Nakamura A, Sekine A. Characteristic endoscopic and magnified endoscopic findings in the normal stomach without Helicobacter pylori infection. Journal of gastroenterology and hepatology. 2002;17(1):39-45.
10. Qiu E, Li Z, Han S. Methods for detection of Helicobacter pylori from stool sample: current options and developments. Brazilian Journal of Microbiology. 2021;52(4):2057-62.