THỰC TRẠNG ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA MỘT SỐ VI KHUẨN PHÂN LẬP TỪ BỆNH PHẨM ĐƯỜNG HÔ HẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC GIAI ĐOẠN 2022 – 2023

Phạm Minh Hưng1,, Đỗ Thị Phương2
1 Trường Đại học Phenikaa
2 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm vi khuẩn gây bệnh thường gặp trong nhiễm khuẩn hô hấp (NKHH) cũng như đánh giá tình hình đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn đó tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc giai đoạn 2022 – 2023. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu dữ liệu vi sinh của 238 chủng vi khuẩn phân lập được từ 227 mẫu bệnh phẩm đường hô hấp của bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc từ tháng 01/01/2022 đến tháng 31/12/2023. Kết quả: Vi khuẩn (VK) Gram âm là nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn hô hấp (72,3%), thường gặp là Haemophilus influenzae (35,3%) và Moraxella catarrhalis (31,9%). Tác nhân Gram dương thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae (18,5%). Tỷ lệ đề kháng của các tác nhân gây NKHH với các kháng sinh thường dùng như beta-lactam/ chất ức chế beta-lactamase, các cephalosporin có xu hướng tăng cao. H.Influenzae kháng trên 91% với các kháng sinh nhóm β-lactam nhưng nhạy cảm hơn 90% với kháng sinh quinolon và hơn 80% với nhóm carbapenem. M.catarrhalis còn nhạy cảm cao với các beta-lactam/chất ức chế beta-lactamase, sulfamethoxazol, tetracyclin, cephalosporin, aminoglycosid, macrolid và fluoroquinolon. S.pneumoniae đề kháng 90,24% với erythromycin và trên 60% với đa số kháng sinh nhóm beta-lactam/chất ức chế beta-lactamase, ngoại trừ Cefoperazone/Sulbactam với 97,62% nhạy cảm và 2.38% ở mức độ trung gian. Kết luận: VK Gram âm là nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn hô hấp (72,3%), thường gặp là Haemophilus influenzae và Moraxella catarrhalis. Tỷ lệ đề kháng của các tác nhân gây NKHH với các kháng sinh thường dùng như beta-lactam/ chất ức chế beta-lactamase, các cephalosporin có xu hướng tăng cao. Cần tăng cường sử dụng hợp lý, khôn ngoan các kháng sinh hiện có.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Van Hecke Oliver, Wang Kay, et al. (2017) Implications of antibiotic resistance for patients’ recovery from common infections in the community: a systematic review and meta-analysis. Clinical Infectious Diseases, 65(3), pp. 371-382.
2. Lại Thị Quỳnh, Phạm Thị Tâm và cộng sự (2022). Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hô hấp tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng năm 2018 – 2020. Tạp chí Y học Dự phòng 32(4 Phụ bản), tr. 40-47.
3. Bộ Y Tế (2023). Báo cáo giám sát kháng kháng sinh tại Việt nam 2020.
4. Hoàng Thị Bích Ngọc, Cập nhật dữ liệu đề kháng kháng sinh trong nhiểm khuẩn hô hấp cộng đồng tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2020-2021. 2021.
5. Tăng Xuân Hải, Trần Minh Long và cộng sự (2022). Nghiên cứu tính kháng kháng sinh của một số loài vi khuẩn gây bệnh phân lập được tại bệnh viện Sản Nhi Nghệ An 2021. Tạp chí Y học Việt Nam, 512(1), tr.15-20.
6. Torumkuney D, Van PH, et al. (2020) Results from the Survey of Antibiotic Resistance (SOAR) 2016–18 in Vietnam, Cambodia, Singapore and the Philippines: data based on CLSI, EUCAST (dose-specific) and pharmacokinetic/ pharmacodynamic (PK/PD) breakpoints. Journal of Antimicrobial Chemotherapy, 75 (Supplement_1), pp. i19-i42.
7. Vũ Thị Thu, Nguyễn Thị Diệu Thúy và cộng sự (2023). Căn nguyên và tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng tại bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Tạp chí Y học Việt Nam, 529(1), tr.25-36.
8. Đặng Thị Thùy Dương (2018). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng theo căn nguyên vi khuẩn gây viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Thái Bình. Luận án Thạc sỹ, Đại học Y Hà Nội.