KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CHIỀU DÀY LỚP TẾ BÀO HẠCH - ĐÁM RỐI TRONG VÙNG HOÀNG ĐIỂM VỚI THỊ TRƯỜNG HUMPHREY 24-2C TRÊN BỆNH NHÂN GLÔCÔM GÓC MỞ NGUYÊN PHÁT

Nguyễn Nhật Hãn1,, Trần Kế Tổ1, Nguyễn Thị Thu Tâm1, Trang Thanh Nghiệp2, Huỳnh Võ Mai Quyên2, Lê Cao Minh Châu2
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát và so sánh mối tương quan cấu trúc – chức năng tại các vị trí vùng hoàng điểm, với cấu trúc đo lường bằng chiều dày phức hợp tế bào hạch – đám rối trong và chức năng đo lường bằng thị trường Humphrey 24-2C trên bệnh nhân glôcôm góc mở nguyên phát. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang với 95 mắt, trong đó 63 mắt từ 63 bệnh nhân glôcôm và 32 mắt từ 32 đối tượng khoẻ mạnh, được thông qua bởi Hội Đồng Đạo Đức Trong Nghiên Cứu Y Sinh Học Đại Học Y Dược TP.HCM với mã số 22786 – ĐHYD. Độ dày của lớp tế bào hạch – đám rối trong ở các vị trí vùng hoàng điểm được đo bằng máy chụp cắt lớp cố kết quang học Cirrus  HD 5000. Độ nhạy trung bình khảo sát từ các điểm test của thị trường 24–2C được ghi lại bằng đơn vị decibel. Mối tương quan giữa cấu trúc và chức năng được khảo sát ở các vị trí dựa theo bản đồ của Garway – Heath và kiểm định sự khác biệt giữa độ lớn hai hệ số tương quan cấu trúc – chức năng khảo sát từ hệ thống các điểm test của thị trường 24-2C và 24-2. Kết quả: Có mối tương quan mức độ cao giữa chiều dày lớp tế bào hạch - đám rối trong ở tất cả các vùng và góc hoàng điểm với ngưỡng thị trường tương ứng khảo sát từ các điểm test của thị trường 24-2C và 24-2. Hệ số tương quan cấu trúc - chức năng khảo sát từ 24-2C mạnh hơn có ý nghĩa thống kê so với các điểm từ 24-2 ở toàn bộ vùng hoàng điểm, nửa trên, nửa dưới và ở 2 góc thái dương trên, thái dương dưới (p< 0,05). Kết luận: Việc sử dụng thị trường 24-2C có thể giúp khảo sát mối tương quan cấu trúc – chức năng vùng hoàng điểm tốt hơn và vì vậy có thể tránh bỏ sót các khiếm khuyết thị trường trung tâm so với thị trường 24-2 ở bệnh nhân glôcôm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Weinreb RN, Leung CK, Crowston JG, et al. Primary open-angle glaucoma. Nat Rev Dis Primers. Sep 22 2016;2:16067.
2. Harwerth RS, Carter-Dawson L, Shen F, Smith EL, 3rd, Crawford ML. Ganglion cell losses underlying visual field defects from experimental glaucoma. Invest Ophthalmol Vis Sci. Sep 1999;40(10):2242-50.
3. De Moraes CG, Hood DC, Thenappan A, et al. 24-2 Visual Fields Miss Central Defects Shown on 10-2 Tests in Glaucoma Suspects, Ocular Hypertensives, and Early Glaucoma. Ophthalmology. Oct 2017;124(10):1449-1456.
4. Gedde SJ, Vinod K, Wright MM, et al. Primary Open-Angle Glaucoma Preferred Practice Pattern®. Ophthalmology. Jan 2021;128(1):P71-p150.
5. Hong JW, Baek MS, Lee JY, Song MK, Shin JW, Kook MS. Comparison of the 24-2 and 24-2C Visual Field Grids in Determining the Macular Structure-Function Relationship in Glaucoma. J Glaucoma. Oct 1 2021;30(10):887-894.
6. Mwanza JC, Oakley JD, Budenz DL, Chang RT, Knight OJ, Feuer WJ. Macular ganglion cell-inner plexiform layer: automated detection and thickness reproducibility with spectral domain-optical coherence tomography in glaucoma. Invest Ophthalmol Vis Sci. Oct 21 2011;52(11):8323-9.
7. Wang DL, Raza AS, de Moraes CG, et al. Central Glaucomatous Damage of the Macula Can Be Overlooked by Conventional OCT Retinal Nerve Fiber Layer Thickness Analyses. Transl Vis Sci Technol. Nov 2015;4(6):4.
8. Kim S, Lee JY, Kim SO, Kook MS. Macular structure-function relationship at various spatial locations in glaucoma. Br J Ophthalmol. Oct 2015;99(10):1412-8.
9. Lee JW, Morales E, Sharifipour F, et al. The relationship between central visual field sensitivity and macular ganglion cell/inner plexiform layer thickness in glaucoma. Br J Ophthalmol. Aug 2017;101(8):1052-1058.
10. Park SC, Kiumehr S, Teng CC, Tello C, Liebmann JM, Ritch R. Horizontal central ridge of the lamina cribrosa and regional differences in laminar insertion in healthy subjects. Invest Ophthalmol Vis Sci. Mar 21 2012;53(3):1610-6.