ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH SUY TIM MẠN TÍNH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

Nguyễn Thị Thu Cúc1,, Hoàng Phương Hảo2, Bùi Long 2, Lê Vân Anh2, Nguyễn Đức Mạnh1, Nguyễn Thị Hoa2, Trần Thị Lan Anh1
1 Trường Đại học Dược Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu Nghị

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Suy tim mạn tính không những gây ra những tác động kinh tế lớn mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mục tiêu: Phân tích chất lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh suy tim mạn tính điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Hữu Nghị theo thang đo KCCQ và xác định các yếu tố ảnh hưởng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 206 người bệnh suy tim mạn đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Hữu Nghị từ tháng 10-12/2024. CLCS được đánh giá bằng thang đo KCCQ. Hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng. Kết quả: Người bệnh có độ tuổi trung bình là 79,42 ± 7,49, chủ yếu là nam giới. Điểm chất lượng cuộc sống KCCQ tổng thể trung bình là 71,98 ± 20,81 và có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi, chỉ số Charlson điều chỉnh theo tuổi, số lượng bệnh mắc kèm theo Charlson, nguyên nhân suy tim và phân độ NYHA. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy các yếu tố này có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến CLCS tổng thể. Kết luận: CLCS của đối tượng nghiên cứu có điểm số trung bình. Tuổi, số lượng bệnh mắc kèm theo Charlson, phân độ NYHA và phân suất tống máu là các yếu tố ảnh hưởng đến điểm CLCS tổng thể.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Thành (2023), "Đánh giá chất lượng cuộc sống và nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ ở bệnh nhân suy tim mạn tính", Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Võ Văn Trắng (2022), "Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân suy tim mạn điều trị ngoại trú qua thang đo Kansas City Cardiomyopathy Questionnaire", Luận văn bác sỹ nội trú, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
3. Collaborators G. (2018), "Global, regional, and national incidence, prevalence, and years lived with disability for 354 diseases and injuries for 195 countries and territories, 1990-2017: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2017".
4. Comín-Colet J., Anguita M., Formiga F., et al. (2016), "Health-related quality of life of patients with chronic systolic heart failure in Spain: results of the VIDA-IC study", Revista Española de Cardiología (English Edition), 69(3), pp. 256-271.
5. Cook, C., et al. (2014), "The annual global economic burden of heart failure", Int J Cardiol. 171(3), tr. 368-76.
6. Liao, Lawrence, Allen, Larry A và Whellan, David J (2008), "Economic burden of heart failure in the elderly", Pharmaco-economics. 26(6), tr. 447-462.
7. Moradi M., Daneshi F., Behzadmehr R., et al. (2020), "Quality of life of chronic heart failure patients: a systematic review and meta-analysis", Heart failure reviews, 25, pp. 993-1006.
8. Nelson S., Whitsel L., Khavjou O., et al. (2016), "Projections of cardiovascular disease prevalence and costs", RTI International.