MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ HẬU QUẢ CỦA HIỆN TƯỢNG TĂNG NỒNG ĐỘ TROPONIN I ĐỘ NHẠY CAO TRONG SỐC NHIỄM KHUẨN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Các yếu tố liên quan và hậu quả của hiện tượng tăng nồng độ troponin I độ nhạy cao (hs-TnI) trong sốc nhiễm khuẩn vẫn chưa được biết rõ. Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố thường gặp liên quan đến hiện tượng tăng hs-TnI và mối liên quan của tăng hs-TnI với kết cục lâm sàng ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 136 bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn theo định nghĩa Sepsis-3 nhập khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long từ tháng 01/2023 đến 10/2024. Kết quả: Tỷ lệ tăng nồng độ hs-TnI ở thời điểm chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn là 61% sau khi điều chỉnh theo giới tính, với trung vị 36 ng/L (khoảng tứ phân vị: 10,0 – 175,9). Các yếu tố liên quan đến tăng hs-TnI bao gồm cấy máu dương tính, điểm SOFA chẩn đoán, procalcitonin và hemoglobin máu. Trong phân tích đa biến, procalcitonin máu vẫn có liên quan đến tăng hs-TnI với OR = 1,005 (KTC95%: 1,001 – 1,010), p = 0,020. Tăng hs-TnI có liên quan đến tăng tỷ lệ thở máy 56,6% so với 32,1% (p = 0,009), tỷ lệ tử vong nội viện 41% so với 22,6% (p = 0,044), tỷ lệ tử vong 30 ngày 48,2% so với 28,3% (p = 0,034). Kết luận: Procalcitonin máu là yếu tố có liên quan đến hiện tượng tăng hs-TnI ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn trong phân tích đa biến. Tăng hs-TnI có liên quan đến tăng nhu cầu thở máy và tăng tỷ lệ tử vong.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tăng troponin I độ nhạy cao, sốc nhiễm khuẩn
Tài liệu tham khảo
2. McGrade P, Jones C, Haneke T, et al. Characteristics and Outcomes of Hospitalized Patients Undergoing Troponin Testing. ARC Journal of Cardiology. 2024;9:01-04. https://doi. org/10.20431/2455-5991.0901001
3. Garcia MA, Bosch NA, Peltan ID, Walkey AJ. Variation in Troponin I Measurement and the Cardiovascular Management Approach Following Elevated Troponin I Among Critically Ill Patients With Sepsis. Crit Care Explor. 2023;5(1):e0842. DOI:10.1097/CCE.0000000000000842
4. Garcia MA, Rucci JM, Thai KK, et al. Association between Troponin I Levels during Sepsis and Postsepsis Cardiovascular Complications. Am J Respir Crit Care Med. 2021; 204(5): 557-565. DOI:10.1164/rccm.202103-0613OC
5. Vallabhajosyula S, Sakhuja A, Geske JB, et al. Role of Admission Troponin-T and Serial Troponin-T Testing in Predicting Outcomes in Severe Sepsis and Septic Shock. J Am Heart Assoc. 2017;6(9). DOI:10.1161/JAHA.117.005930
6. Zheng P, Wang X, Guo T, et al. Cardiac troponin as a prognosticator of mortality in patients with sepsis: A systematic review and meta-analysis. Immun Inflamm Dis. 2023; 11(9):e1014. DOI:10.1002/iid3.1014
7. Zochios V, Valchanov K. Raised cardiac troponin in intensive care patients with sepsis, in the absence of angiographically documented coronary artery disease: A systematic review. J Intensive Care Soc. 2015;16(1):52-57. DOI:10. 1177/1751143714555303
8. Singer M, Deutschman CS, Seymour CW, et al. The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). Jama. 2016; 315(8): 801-810. DOI:10.1001/jama. 2016.0287
9. ver Elst KM, Spapen HD, Nguyen DN, Garbar C, Huyghens LP, Gorus FK. Cardiac troponins I and T are biological markers of left ventricular dysfunction in septic shock. Clin Chem. 2000; 46(5):650-657.
10. Phan Đăng Hải. Nghiên cứu Giá trị Tiên lượng tử vong của Troponin T độ nhạy cao ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy. 2021;16(DB4):54-58. https://doi.org/10.52389/ydls.v16iDB4.924