NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM TRÊN NGƯỜI BỆNH PARKINSON CAO TUỔI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân Parkinson cao tuổi. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 228 bệnh nhân cao tuổi được chẩn đoán PD tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Triệu chứng trầm cảm được đánh giá bằng thang đo trầm cảm người cao tuổi (GDS-15). Các yếu tố liên quan đến trầm cảm bao gồm đặc điểm nhân khẩu học, mức độ nặng của Parkinson, tuổi khởi phát bệnh, và chất lượng cuộc sống (PDQ-8). Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 20. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 69,3 ± 5,4, với tỷ lệ nữ/nam là 1,5:1. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ nặng của bệnh Parkinson và triệu chứng trầm cảm (p = 0.02), với tỷ lệ trầm cảm cao hơn ở nhóm mắc Parkinson trung bình và nặng. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy chất lượng cuộc sống kém là yếu tố độc lập liên quan đến trầm cảm (p < 0.001, OR = 1.37, 95% CI 1.22-1.54). Kết luận: Qua phân tích đơn biến cho thấy tuổi, mức độ nặng của bệnh Parkinson có liên quan đến nguy cơ trầm cảm ở bệnh nhân Parkinson cao tuổi. Phân tích hồi quy đa biến xác định chất lượng cuộc sống là yếu tố dự báo độc lập của trầm cảm, nhấn mạnh tầm quan trọng của các biện pháp cải thiện chất lượng sống nhằm giảm nguy cơ trầm cảm trên người bệnh Parkinson cao tuổi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
trầm cảm, yếu tố liên quan, bệnh Parkinson, người cao tuổi, sức khỏe tâm thần
Tài liệu tham khảo
2. Aarsland, D., Batzu, L., Halliday, G. M., et al. (2021). Parkinson disease-associated cognitive impairment. Nat. Rev. Dis. Primers, 7(1), 47.
3. Reijnders, J. S., Ehrt, U., Weber, W. E., Aarsland, D. & Leentjens, A. F. (2008). A systematic review of prevalence studies of depression in Parkinson's disease. Mov. Disord., 23(2), 183–189.
4. Schrag, A., Jahanshahi, M. & Quinn, N. (2000). What contributes to quality of life in patients with Parkinson's disease? J. Neurol. Neurosurg. Psychiatry, 69(3), 308–312.
5. Li L, Wang Z, You Z, Huang J (2023). Prevalence and Influencing Factors of Depression in Patients with Parkinson’s Disease. Alpha Psychiatry. 24(6):234-238. doi:10.5152/alpha psychiatry.2023.231253
6. Goetz, C. G., Tilley, B. C., Shaftman, S. R., et al. (2008). Movement Disorder Society‐sponsored revision of the Unified Parkinson's Disease Rating Scale (MDS‐UPDRS): Scale presentation and clinimetric testing results. Mov. Disord., 23(15), 2129–2170.
7. Hoehn, M. M. & Yahr, M. D. (1967). Parkinsonism: onset, progression, and mortality. Neurology, 17(5), 427–442.
8. Dương Huy Hoàng (2022). Nghiên cứu tỷ lệ và ảnh hưởng của trầm cảm đến nhận thức của bệnh nhân Parkinson điều trị tại Khoa Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Tạp chí Y Dược Thái Bình, 1(4), 68-73.