SÂU RĂNG TRẺ EM VÙNG CAO NGUYÊN NAM TRUNG BỘ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Vùng cao nguyên Nam Trung Bộ là khu vực với địa hình cao nguyên, có các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Ngoài người Kinh, ở đây có nhiều dân tộc thiểu số, tiêu biểu là Ba Na, Êđê, M’Nông, Cơ Ho, Mạ… Do có một số nét đặc trưng về tập quán sinh hoạt có thể liên quan đến sức khỏe răng miệng, nhất là sâu răng. Qua phân tích và bàn luận các kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra: - Trong hai thập niên, tình trạng sâu răng sữa ở trẻ em 6-8 tuổi gia tăng rõ cả về tỷ lệ sâu và số răng sâu trung bình ở mỗi cá thể. Năm 1999 có 71.1% trẻ em sâu răng sữa và chỉ số dmft là 3.22. Năm 2019 tỷ lệ sâu là 95.1% và chỉ số dmft là 7.06. - Sau hai thập niên, tình trạng sâu răng vĩnh viễn gia tăng theo tuổi cả về tỷ lệ sâu và số răng sâu trung bình của mỗi cá thể. - Năm 1999, tỷ lệ các răng sâu được điều trị bảo tồn ở mức rất thấp cả ở hàm răng sữa và hàm răng vĩnh viễn. Sau hai thập niên, đến năm 2019 thì tỷ lệ này có tăng lên nhưng còn ở mức thấp. - Trong hai thập niên, hầu hết trẻ em không có biểu hiện nhiễm fluor răng hoặc nếu có thì cũng chỉ ở mức nghi ngờ hoặc rất nhẹ. Vì vậy vẫn có thể áp dụng dự phòng sâu răng cho cộng đồng bằng fluor.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Trịnh Đình Hải, Đào Ngọc Phong. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng trong nha khoa. NXB Y học. 2014.
3. Tran Van Truong, Trinh Dinh Hai, Lam Ngoc An et al. National Oral Health Survey of Vietnam 2001. Medical publishing house. Hanoi 2002.
4. Trịnh Đình Hải. Dự phòng sâu răng cộng đồng bằng fluor. NXB Y học.2014.
5. Trinh Dinh Hai. Oral Health promotion for school children in Vietnam. Medical publishing house. Hanoi 2011.