ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, NỘI SOI VÀ MÔ BỆNH HỌC CỦA NGƯỜI 18 – 50 TUỔI BỊ U TUYẾN ĐẠI TRỰC TRÀNG NGUY CƠ CAO

Đặng Minh Luân1,2,, Lê Quang Nhân2, Quách Trọng Đức1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của người 18 – 50 tuổi bị u tuyến đại trực tràng nguy cơ cao. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến cứu trên 150 bệnh nhân được chẩn đoán u tuyến đại trực tràng nguy cơ cao tại Khoa Nội soi, Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ 02/01/2023 đến 31/12/2023. U tuyến đại trực tràng nguy cơ cao được địng nghĩa là u tuyến có ít nhất 1 trong 3 đặc điểm: kích thước ≥ 1 cm, thành phần nhánh ≥ 25% (u tuyến ống nhánh hay u tuyến nhánh) và (3) loạn sản độ cao. Kết quả: Tuổi trung vị là 44 tuổi với 68,67% là nam giới. Chỉ có khoảng 1/3 bệnh nhân có triệu chứng báo động với 10% có tiền căn gia đình bị ung thư đại trực tràng. 87,33% chỉ bị duy nhất 1 u tuyến nguy cơ cao. Đại tràng chậu hông là vị trí thường gặp nhất của tổn thương. 98,67% bệnh nhân được chẩn đoán u tuyến nguy cơ cao dựa vào kích thước tổn thương ≥10 mm. Tỉ lệ bị u tuyến có thành phần nhánh ≥ 25% và loạn sản độ cao lần lượt là 19,33% và 7,33%. Kết luận: Phần lớn bệnh nhân 18-50 tuổi bị u tuyến đại trực tràng nguy cơ cao không có triệu chứng báo động. U tuyến nhánh hay ống nhánh và u tuyến loạn sản độ cao không thường gặp trên các bệnh nhân này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bray F, Laversanne M, Sung H, et al. Global cancer statistics 2022: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin. 2024;74(3): 229-263
2. Sullivan BA, Noujaim M, Roper J. Cause, Epidemiology, and Histology of Polyps and Pathways to Colorectal Cancer. Gastrointest Endosc Clin N Am. 2022;32(2):177-194.
3. Nguyễn Thúy Oanh, Quách Trọng Đức, Lê Quang Nhân. Kết quả tầm soát thân nhân người bệnh ung thư đại trực tràng. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2012;16(1):94-98.
4. Zauber AG, Winawer SJ, O'Brien MJ, et al. Colonoscopic polypectomy and long-term prevention of colorectal-cancer deaths. N Engl J Med. 2012;366(8):687-96.
5. Đỗ Thị Thắm, Vũ Thị Hạnh Như, Võ Thị Mỹ Dung, Quách Trọng Đức. Phân bố tuổi, giới, đặc điểm nội soi và mô bệnh học của polyp đại trực tràng nguy cơ cao. Tạp chí Khoa Học Tiêu Hóa Việt Nam. 2021;9(62):3858-3862.
6. Trần Thanh Hà, Nguyễn Lĩnh Toàn, Nguyễn Quang Duật, Dương Quang Huy. Nghiên cứu hình ảnh nội soi, mô bệnh học của polyp đại trực tràng kích thước trên 10 mm. Tạp chí Y Học Việt Nam. 2022;8(2):136-140.
7. Schult AL, Botteri E, Hoff G, et al. Detection of cancers and advanced adenomas in asymptomatic participants in colorectal cancer screening: a cross-sectional study. BMJ Open. 2021;11(7): e048183.
8. Kolb JM, Hu J, DeSanto K, et al. Early-Age Onset Colorectal Neoplasia in Average-Risk Individuals Undergoing Screening Colonoscopy: A Systematic Review and Meta-Analysis. Gastroenterology. 2021;161(4):1145-1155 e12.
9. Lieberman DA, Weiss DG, Bond JH, Ahnen DJ, Garewal H, Chejfec G. Use of colonoscopy to screen asymptomatic adults for colorectal cancer. Veterans Affairs Cooperative Study Group 380. N Engl J Med. 2000;343(3):162-8.