NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THIẾU MÁU Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2024 – 2025

Diệp Loan1,2,, Bùi Quang Nghĩa1, Nguyễn Minh Phương1, Trần Quang Khải1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả các rối loạn thường gặp xảy ra ở trẻ sơ sinh non tháng điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Cần Thơ năm 2024-2025; xác định tỷ lệ thiếu máu và tìm hiểu mối liên quan giữa thiếu máu với các rối loạn thường gặp của trẻ sơ sinh non tháng điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Cần Thơ năm 2024-2025. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 115 trẻ sơ sinh non tháng điều trị tại khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ tháng 3/2024 đến tháng 3/2025. Kết quả: Đa số trẻ nhập viện ≤ 7 ngày tuổi (79,1%), tỷ số nam:nữ là 1,02:1. Tuổi thai trung bình là 33,5±2,5 tuần, chủ yếu là non muộn (60,9%), cân nặng lúc sinh trung bình là 2.108,7±649,5g. Có 75 (65,2%) trẻ sơ sinh non tháng có cơn ngưng thở bệnh lý, 46 (40%) trẻ vàng da, 33 (28,7%) trẻ có tim bẩm sinh, 28 (24,3%) trẻ suy hô hấp, 12 (10,4%) trẻ viêm ruột hoại tử. Có 40 trẻ sơ sinh non tháng có triệu chứng thiếu máu, chiếm 34,8%. Các trẻ này có tuổi thai thấp hơn, cân nặng lúc sinh nhẹ hơn, ngưng thở bệnh lý, suy hô hấp, vàng da và viêm ruột hoại tử nhiều hơn so với nhóm không thiếu máu, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: Thiếu máu là vấn đề phổ biến ở trẻ non tháng, có liên quan đến nhiều rối loạn. Do đó, cần theo dõi chặt chẽ và can thiệp sớm để hạn chế biến chứng và cải thiện tiên lượng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Minh Tâm, Nguyễn Thanh Hùng, Lâm Thị Mỹ (2017), "Các yếu tố liên quan đến truyền máu ở trẻ sơ sinh non tháng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 21 (3), trang 137-143.
2. Bùi Đoàn Xuân Linh, Huỳnh Nghĩa, (2024), "Khảo sát tình trạng thiếu máu và các yếu tố liên quan truyền máu ở trẻ sơ sinh non tháng tại Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố", tạp chí y học Việt Nam 544 (2), trang 183- 191.
3. Anderson C C, Kapoor S, Mark T E, (2023), The Harriet Lane Handbook E-Book: The Harriet Lane Handbook E-Book, Elsevier Health Sciences, pp.
4. dos Santos A M, Guinsburg R, de Almeida M F, Procianoy R S, et al, (2015), "Factors associated with red blood cell transfusions in very-low-birth-weight preterm infants in Brazilian neonatal units", BMC Pediatr, 15 pp. 113.
5. dos Santos A M, Guinsburg R, Procianoy R S, Sadeck Ldos S, et al, (2010), "Variability on red blood cell transfusion practices among Brazilian neonatal intensive care units", Transfusion, 50 (1), pp. 150-159.
6. L. S. Levels and Trends in Child Mortality 2017: UNICEF and World Health Organization, 2023.
7. Nassin M L, Lapping-Carr G, De Jong J L O, (2015), "Anemia in the Neonate: The Differential Diagnosis and Treatment", Pediatric Annals, 44 (7), pp. e159-e163.
8. Quante M, Pulzer F, Bläser A, Gebauer C, et al, (2013), "Effects of anaemia on haemodynamic and clinical parameters in apparently stable preterm infants", Blood Transfus, 11 (2), pp. 227-232.