ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU CHI DƯỚI BẰNG HEPARIN TRỌNG LƯỢNG PHÂN TỬ THẤP Ở BỆNH NHÂN TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC – CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH THUẬN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh nhân tại khoa hồi sức tích cực-chống độc thường có nguy cơ cao bị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, gây nhiều biến chứng đe dọa tính mạng. Tuy vậy, điều trị dự phòng bằng heparin TLPTT cần được cân nhắc nghiên cứu nhiều hơn về hiệu quả và tính an toàn do tiềm ẩn nguy cơ gây xuất huyết. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị dự phòng HKTMSCD và tìm hiểu một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân tại khoa HSTC-CĐ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp không đối chứng trên 45 bệnh nhân điều trị tại Khoa HSTC-CĐ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận từ tháng 09/2024 đến tháng 03/2025. Kết quả: Về đặc điểm chung, tỷ lệ nữ/nam = 1,5; độ tuổi trung bình là 65,00 ± 15,66, phần lớn trên 60 tuổi. Chỉ số khối cơ thể có trung bình là 20,87 ± 2,75, tỷ lệ béo phì là 13,3%. Tỷ lệ đái tháo đường là 60%, nhồi máu não là 28,9%, suy hô hấp và nhiễm trùng lần lượt là 88,9% và 82,2%. Có 64,4% bệnh nhân được đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, 57,8% dùng thuốc vận mạch và 35,6% dùng thuốc an thần. Sau 7 ngày điều trị, có 22,2% bệnh nhân xuất hiện HKTMSCD và 11,1% có tác dụng phụ, trong đó, 6,7% là xuất huyết. Đái tháo đường có liên quan đến tăng tỷ lệ HKTMSCD, với OR = 8,5 (KTC 95%: 1,0-74,4; p = 0,034). Điểm PADUA cũng ghi nhận cao hơn ở nhóm có HKTMSCD (p<0,001). Kết luận: Điều trị dự phòng HKTMSCD bằng heparin TLPTT trên bệnh nhân nằm ở HSTC-CĐ bước đầu cho thấy kết quả tốt và tính an toàn cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới (HKTMSCD)*, heparin trọng lượng phân tử thấp (heparin TLPTT), dự phòng, hồi sức tích cực-chống độc (HSTC-CĐ)
Tài liệu tham khảo

2. Samuel S, Li W, Dunn K, et al. Unfractionated heparin versus enoxaparin for venous thromboembolism prophylaxis in intensive care units: a propensity score adjusted analysis. J Thromb Thrombolysis.2023;55(4):617-625. Doi: 10.1007/s11239-023-02795-w.

3. Degala RP, Kamala GR, Vydani K. A Prospective Study of Deep Vein Thrombosis Prophylaxis and Management in ICU Patients. Journal of Pharma Insights and Research. 2024;2(6):158-164. Doi: 10.69613/3sw7tq98.

4. Li H, Wu Z, Zhang H, Qiu B, Wang Y. Low-molecular-weight heparin in the prevention of venous thromboembolism among patients with acute intracerebral hemorrhage: A meta-analysis. PloS one.2024;19(10):e0311858. Doi: 10.1371/journal.pone.0311858.

5. Miri M, Goharani R, Sistanizad M. Deep vein thrombosis among intensive care unit patients; an epidemiologic study. Emergency.2017;5(1):e13.

6. Alhazzani W, Lim W, Jaeschke RZ, Murad MH, Cade J, Cook DJ. Heparin thromboprophylaxis in medical-surgical critically ill patients: a systematic review and meta-analysis of randomized trials. Critical care medicine. 2013; 41(9): 2088-2098. Doi: 10.1097/ccm. 0b013e31828cf104.

7. Chen X, Huang J, Liu J, Deng H, Pan L. Venous thromboembolism risk factors and prophylaxis of elderly intensive care unit patients in a Chinese general hospital. Annals of Palliative Medicine. 2021;10(4): 4453-4462. Doi: 10.21037/ apm-21-464.
